Ung thư vú có thể phòng ngừa và điều trị sớm bằng việc theo dõi sức khỏe định kỳ
Ngực nổi mẩn đỏ có phải dấu hiệu ung thư vú?
6 thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú
Phát hiện khả năng chống ung thư của cà rốt tím
Ăn gì để giảm nguy cơ mắc ung thư vú?
Tích cực vận động
Nghiên cứu chỉ ra rằng, nguy cơ ung thư vú có thể giảm đến 30% khi phụ nữ tập luyện thể thao ít nhất 10 tiếng/tuần. Bạn không cần luyện tập với cường độ quá cao, vì những hình thức như đi bộ đi làm, làm vườn hay đạp xe hàng ngày cũng đem lại hiệu quả với sức khỏe. Việc tập thể dục giúp làm ấm cơ thể, cải thiện hô hấp và điều hòa nhịp tim.
Tránh khói thuốc lá và hạn chế đồ uống có cồn
Khói thuốc chứa nhiều chất độc hại, có thể gây ra ung thư phổi và nhiều dạng ung thư khác. Uống rượu bia hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và nhiều vấn đề sức khỏe. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng đồ uống có cồn, bỏ thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc thụ động.
Ăn nhiều rau củ quả
Một nghiên cứu của Trường Y tế Cộng đồng Harvard T.H. Chan (Mỹ) chỉ ra rằng, phụ nữ ăn khoảng 450gr rau quả mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư vú, đặc biệt là khối u ác tính thấp hơn những người ít ăn rau quả. Do đó, bạn nên bổ sung đa dạng các loại rau củ quả vào chế độ ăn hàng ngày.
Rau họ cải như bông cải xanh, rau củ có màu vàng và cam có hiệu quả cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú. Ngoài ra, trong bữa ăn hàng ngày, hãy đảm bảo 3/4 lượng thức ăn của bạn có nguồn gốc từ thực vật (ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, hoa quả và các loại hạt đậu).
Hạn chế đồ dùng bằng nhựa
Nên hạn chế đồ dùng bằng nhựa và sử dụng các sản phẩm có nhãn "Không chứa BPA" (BPA-free)
Hạn chế dùng đồ bằng nhựa không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Steroid Biochemistry and Molecular Biology chỉ ra rằng, bisphenol A (BPA), một hóa chất được sử dụng trong sản xuất nhựa cứng có liên quan đến ung thư vú.
Tiếp xúc thường xuyên với BPA có thể gây ra kích thích bất thường đến hormone sinh dục nữ, dẫn đến một số dạng ung thư vú. Tuy chưa có kết luận chính xác về tác hại của BPA, bạn vẫn nên hạn chế sử dụng đồ nhựa để bảo vệ sức khỏe và hệ sinh thái.
Nuôi con bằng sữa mẹ nếu có thể
Ngoài các biện pháp duy trì lối sống lành mạnh kể trên, bạn có thể cân nhắc Nuôi con bằng sữa mẹ. Cho con bú không chỉ có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ mà còn giúp người mẹ ngăn ngừa ung thư vú. Việc cho con bú giúp giảm nồng độ một số hormone có liên quan đến ung thư trong cơ thể, giúp loại bỏ các tế bào ở ngực có nguy cơ lỗi DNA.
Theo dõi thay đổi ở ngực
Ung thư vú có thể gây đau, sưng ở nách và xương đòn
Nếu bạn phát hiện những dấu hiệu bất thường ở ngực, đừng ngại xin tư vấn của bác sỹ để tìm ra nguyên nhân. Hiện tượng tức ngực, ngứa ngực thường xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt và không gây nguy hiểm. Cơn đau dữ dội hoặc kéo dài ở ngực mới là dấu hiệu đáng lo hơn cả. Hãy đến khám tại các cơ sở y tế nếu bạn bị đau ngực kèm một số triệu chứng sau:
- Thay đổi bề mặt da: da sần vỏ cam, xuất hiện nhiều nếp nhăn hoặc lõm giống như lúm đồng tiền
- Sưng nổi hạch, sờ thấy khối u dưới da
- Núm vú biến dạng, chảy dịch, nổi mẩn đỏ hoặc đóng vảy
- Sưng vùng nách hoặc xương đòn (xương quai xanh), đi kèm đau kéo dài ở nách hoặc ngực
- Ngực thay đổi kích thước bất thường
Nguy cơ mắc ung thư vú tăng theo độ tuổi, do đó, phụ nữ từ 50-70 tuổi nên khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư 3 năm/lần để phát hiện sớm các dấu hiệu.
Bình luận của bạn