Ngực nổi mẩn đỏ có phải dấu hiệu ung thư vú?

Chị em không nên xem thường dấu hiệu phát ban, nổi mẩn đỏ ở ngực

6 thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú

6 thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú

Phát hiện khả năng chống ung thư của cà rốt tím

Mối liên hệ giữa chứng viêm với ung thư và Covid-19

Phát ban ở ngực không chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy mà có thể là dấu hiệu đáng lo ở chị em phụ nữ. Nếu các nốt đỏ trên ngực sưng tấy, gây đau hoặc mưng mủ, bạn nên đi khám ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy vào vị trí và triệu chứng đi kèm, hiện tượng nổi mẩn đỏ ở ngực có thể báo hiệu bệnh ung thư vú hoặc một số vấn đề sức khỏe khác như:

Hăm da

Hăm da là một trong những nguyên nhân gây phát ban ở ngực phổ biến nhất. Bệnh hăm da thường xảy ra khi trời nóng, cơ thể tiết nhiều mồ hôi hoặc khi da tiếp xúc với quần áo gây kích ứng. Trong một số trường hợp, hăm da có thể dẫn đến nhiễm nấm, nhiễm khuẩn ở vùng da bị tổn thương. 

Để điều trị hăm da dưới ngực, chị em nên vệ sinh thường xuyên để vùng da được sạch sẽ, khô ráo. Một số bệnh da liễu như eczema hoặc vảy nến cũng có thể xuất hiện ở ngực. Do đó, nếu mẩn đỏ xuất hiện ở toàn thân, bạn nên đi khám tại cơ sở chuyên khoa.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc có thể khiến da mẩn ngứa, phát ban khi tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng. Hiện tượng này xảy ra khá thường xuyên ở ngực, bởi vùng da này dễ bị tác động bởi thuốc nhuộm, chất tẩy rửa hoặc nước hoa trong quần áo bạn mặc. Ở phụ nữ đang cho con bú, viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện ở quầng vú.

Để hạn chế viêm da tiếp xúc ở ngực, chị em cần theo dõi sức khỏe thường xuyên để tìm ra những sản phẩm gây ra kích ứng. Nếu hiện tượng này kéo dài và không thuyên giảm, hãy tới các cơ sở chuyên khoa da liễu để được tư vấn.

Nhiễm nấm Candida albicans

Nhiễm nấm Candida albicans có thể khiến ngực mẩn ngứa ở phụ nữ đang cho con bú

Nấm Candida albicans là một loại nấm men ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể, trong đó có ngực. Hiện tượng này khá phổ biến ở phụ nữ đang cho con bú và có thể ảnh hưởng đến cả em bé. Nếu bạn có những triệu chứng như nhũ hoa kích ứng gây ngứa, đau nhức và nổi mẩn, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn loại kháng sinh phù hợp để điều trị đồng thời cả núm vú của bạn và miệng của bé. 

Giặt áo ngực với nước nóng và xà phòng sẽ giúp hạn chế viêm nhiễm nấm ở vùng ngực. Candida là sinh vật “thèm” đường, do đó bạn nên ăn ít đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường.

Bệnh Paget ở vú

Bệnh Paget ở ngực là một dạng ung thư hiếm gặp, xảy ra khi tế bào ung thư tập trung ở núm vú, ảnh hưởng đến tuyến sữa và quầng vú. Dấu hiệu thường thấy của bệnh Paget ở vú là da ngứa, đỏ và có vảy ở một bên ngực. Bệnh này thường xuất hiện ở phụ nữ trên 50. Để điều trị Paget ở ngực, bạn có thể phải phẫu thuật cắt bỏ những vùng bị tổn thương.

Ung thư vú dạng viêm (IBC)

Ung thư vú dạng viêm chỉ chiếm 1-5% các trường hợp ung thư vú nhưng có những triệu chứng rất rõ ràng. Ngực của người bị ung thư vú dạng viêm sẽ sần sùi, nhiều vết lõm như vỏ cam. Bạn có thể sẽ thấy nhũ hoa ngứa, chảy dịch, sưng đỏ ở một bên hoặc một bên ngực có kích thước lớn hơn hẳn.

Nếu nghi ngờ các triệu chứng của bệnh ung thư vú dạng viêm, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Quỳnh Trang H+ (Theo Instyle)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư