Phù mạch: Tình trạng cấp cứu khi bị nổi mề đay

Phù mạch gây khó thở, bệnh nhân cần được cấp cứu

Dễ tái phát mề đay mẩn ngứa khi giao mùa

Nổi mẩn đỏ, mề đay do uống nhiều rượu bia

Môi trường ô nhiễm, ngày càng nhiều người mắc bệnh mề đay

Mề đay giao mùa: Tổng hợp các dạng phức tạp của mề đay

Nổi mề đay là bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới. Đa số, mề đay sẽ biến mất trong khoảng vài tiếng đồng hồ nhưng đối với những trường hợp nặng hơn, mề đay có thể kéo dài đến vài tuần, thậm chí là có biến chứng nghiêm trọng.

Phù mạch gây sưng vùng mặt, đặc biệt là môi và quanh vùng mắt

Biến chứng phù mạch của bệnh mề đay được nhà khoa học H.Quincke mô tả lần đầu tiên vào năm 1882, do đó, tình trạng phù mạch này còn được gọi là phù Quincke. Sau khi bị nổi mề đay, ở da và dưới da của người bệnh nổi lên đừng đám bị sưng, phù nề có đường kính lớn hơn mề đay (khoảng từ 2 - 10cm). Các vết bị sưng này có màu như màu da, có thể hơi tái hoặc màu đỏ nhạt, cũng gây ngứa và khiến da bị căng ra.

Sau một vài giờ đồng hồ, miệng cùng với thanh quản của bệnh nhân cũng bị sưng lên, gây khó thở và nguy kịch đến tính mạng. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và khát nước nhưng không có dấu hiệu sốt - một dấu hiệu rõ ràng nhất để phân biệt với bệnh nhân bị mề đay chạy vào trong đường tiêu hóa. Phù mạch có thể tái phát nhiều lần.

Những vị trí thường gặp của phù mạch là ở mi mắt, môi, cổ, niêm mạc miệng, họng, thanh quản nhưng ở mi mắt là phổ biến nhất. Da mặt căng lên, các vết sưng làm mặt biến dạng dẫn đến đau đầu và buồn nôn.

Trong khoảng 25% số trường hợp bị phù mạch, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở - dạng phù mạch nguy hiểm nhất vì khả năng gây tử vong cao. Đó cũng là lý do tại sao các chuyên gia da liễu lại xếp triệu chứng khó thở của những bệnh nhân mắc bệnh mề đay là một trong hai dạng cấp cứu điển hình, theo TS. Lê Hữu Doanh – PGĐ Bệnh viện Da liễu Trung ương.

Ngoài khó thở, bệnh nhân còn bị ho khan, giọng nói bị khan, vẻ mặt tím tái, hốt hoảng. Bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức. Cũng theo TS. Doanh, người bệnh nên dự phòng bệnh mề đay, tránh xa các nguyên nhân gây nổi mề đay để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Ngoài triệu chứng khó thở như bên trên, bệnh nhân còn bị ho khan, giọng nói khàn, mặt tím tái và hốt hoảng. Trường hợp này bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức. Cũng theo TS. Doanh, người bệnh nên dự phòng bệnh mề đay bằng cách tránh xa các nguyên nhân gây bệnh để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Song song với đó người bệnh có thể sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường chức năng của gan và thận - đây là hai cơ quan trong cơ thể giúp tăng cường khả năng giải độc và thải độc. Hai cơ quan này khỏe mạnh tức là khả năng chống lại sự xâm nhập của những yếu tố gây mề đay có trong môi trường sống sẽ cao. 

Tiêu Bắc H+ 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu