Môi trường ô nhiễm, ngày càng nhiều người mắc bệnh mề đay

Ô nhiễm môi trường khiến cho các yếu tố gây dị ứng ngày càng nhiều

Nổi mề đay do dị ứng thức ăn

Bệnh mề đay có nguy hiểm không?

Bệnh mề đay “điều hòa”

Vì đâu mề đay lên mãi mà không dứt?

Ô nhiễm môi trường đã và đang tác động đến mọi mặt trong đời sống xã hội của con người, khiến cho số người bị mắc bệnh tật tăng lên nhanh chóng, trong đó có bệnh mề đay.

Bệnh mề đay ngày càng phổ biến do ô nhiễm môi trường

Theo TS. Lê Hữu Doanh - Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, trong các bệnh dị ứng nói chung và mề đay nói riêng, ngày càng nhiều người mắc bệnh là do vì đặc thù công việc phải tiếp xúc với các nguyên nhân gây nổi mề đay từ môi trường nhiều hơn.

Nổi mề đay là tình trạng da bị nổi những vết đỏ, tròn và mịn ở trên da khiến cho người bệnh ngứa ngáy khó chịu. Mề đay rất dễ nổi khi người bệnh bị dị ứng với một yếu tố bất kỳ nào đó trong môi trường tùy thuộc cơ địa của người đó.

Ví dụ như những người bị dị ứng với phấn hoa khi làm việc trong môi trường có nhiều hoa sẽ dễ bị nổi mề đay hoặc những người làm việc ở môi trường có phòng điều hòa sẽ dễ bị nổi mề đay do dị ứng với những hạt siêu nhỏ từ lưới lọc điều hòa.

Không chỉ là tiếp xúc nhiều với môi trường có chất gây dị ứng mà ô nhiễm môi trường cũng “sản xuất” ra nhiều chất mới gây ra dị ứng được gọi chung là dị nguyên.

Nhiều loại chất độc hại, chất thải ra môi trường trước đây không hề có thì giờ lại xuất hiện ngày càng nhiều, chẳng hạn như khói của ô tô, xe máy có chứa rất nhiều các chất độc hại và là một trong những vấn nạn gây ô nhiễm toàn cầu

Dị nguyên trong môi trường càng nhiều thì khả năng nổi mề đay lại càng lớn. Các chuyên gia da liễu cho rằng, khả năng mắc bệnh mề đay mạn tính ở đô thị “bụi bặm” cao hơn nhiều so với ở vùng nông thôn “yên lành”.

Cách tốt nhất để điều trị mề đay là tìm ra nguyên nhân và tránh xa nó. Trong tình trạng ô nhiễm như hiện nay, những người bị bệnh mề đay nên chú ý bảo vệ mình trước những sự thay đổi của môi trường và hạn chế tiếp xúc đến mức tối thiểu với những yếu tố gây nổi mề đay.

Đồng thời bệnh nhân cũng nên tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng giải độc và thải độc của cơ thể để chống lại các yếu tố gây nổi mề đay từ môi trường bằng các sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược tự nhiên, đã được kiểm nghiệm an toàn tại các bệnh viện da liễu đầu ngành trong cả nước. 

Tiêu Bắc H+ 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu