Phụ nữ với bệnh đái tháo đường: Những câu hỏi thường gặp

Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng khác nhau ở nam giới và phụ nữ

Đường huyết 8mmol/l có phải đã mắc đái tháo đường?

Bệnh đái tháo đường có chữa khỏi không?

Bị đái tháo đường có cần phải kiểm tra đường huyết hàng ngày?

Bị đái tháo đường type 2 chỉ số đường huyết bao nhiêu là hợp lý?

Tại sao phụ nữ mắc đái tháo đường có nguy cơ cao nhiễm nấm hoặc tái nhiễm nấm?

Glucose (đường) tích tụ quá nhiều trong máu sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm sinh sôi và phát triển trong cơ thể phụ nữ.

Phụ nữ mắc đái tháo đường sử dụng thuốc tránh thai có hại không?

Thuốc tránh thai có thể làm tăng nồng độ đường huyết. Do đó, sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài (1 - 2 năm trở lên) cũng làm tăng nguy cơ biến chứng đái tháo đường. Chẳng hạn, nếu người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp trong khi uống thuốc tránh thai, thì nguy cơ cao họ sẽ bị thêm biến chứng ở mắt (biến chứng võng mạc đái tháo đường) hoặc thận (bệnh thận đái tháo đường).

Mãn kinh có ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường?

Phụ nữ mắc đái tháo đường có nguy cơ bị mãn kinh sớm

Những thay đổi về nồng độ hormone và sự cân bằng nội tiết tố có thể khiến đường huyết tăng quá mức kiểm soát. phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường cũng có nguy cơ bị mãn kinh sớm (mãn kinh trước 35 tuổi), làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tim mạch.

Thuốc đái tháo đường nào có nhiều tác dụng phụ hơn ở phụ nữ?

Các thuốc điều trị đái tháo đường thuộc nhóm thiazolidinediones (TZDs) có thể gây ra các tác dụng phụ ở phụ nữ như: không thể rụng trứng sau khi ngừng thuốc tránh thai dẫn đến hiếm muộn, vô sinh. Ngoài ra, thuốc tránh thai thường bị giảm hiệu quả khi dùng chung với thuốc đái tháo đường.

Đường huyết bao nhiêu khi mang thai là an toàn?

Mục tiêu kiểm soát đường huyết của phụ nữ mang thai:

- Đường huyết lúc đói: 60 - 90 mg/dL (3.33 - 5mmol/l) máu toàn phần; 69 - 104 mg/dL (3,83 - 5,78mmol/l) huyết tương.

- Đường huyết trước bữa ăn: 60 - 105 mg/dL (3.33 - 5,78mmol/l) máu toàn phần; 69 - 121 mg/dL (3,83 – 6,72mmol/l) huyết tương.

- Một giờ sau ăn: 100 - 120 mg/dL (5,56 – 6,67mmol/l) máu toàn phần; 115 - 138 mg/dL (6,39 – 7,67mmol/l) huyết tương.

- 2h đêm đến 6h sáng: 60 - 120 mg/dL (3,33 - 6,67mmol/l) máu toàn phần; 69 - 138 mg/dL (3,83 - 7,67mmol/l) huyết tương.

Phụ nữ mang thai nên kiểm soát đường huyết trong ngưỡng an toàn

Phụ nữ mắc đái tháo đường có nên nuôi con bằng sữa mẹ?

Phụ nữ mắc đái tháo đường nên nuôi con bằng sữa mẹ, trừ khi bác sỹ điều trị trực tiếp khuyên là không. Bởi vì sữa mẹ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Một vài nghiên cứu gần đây cho biết, phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ nếu cho trẻ bú mẹ, có thể làm giảm nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường type 2.

Tôi bị đái tháo đường trước khi mang thai, hiện giờ đang mang thai. Bao lâu tôi nên kiểm tra đường huyết một lần?

Phụ nữ mắc đái tháo đường nếu mang thai cần kiểm tra mức đường huyết 8 lần mỗi ngày, tùy thuộc vào theo thói quen ăn uống. Các thời điểm cần kiểm tra đường huyết thường là: Trước mỗi bữa ăn, 1 - 2 giờ sau khi ăn, trước khi đi ngủ, 2 - 3 giờ sáng (thỉnh thoảng).

Tôi bị đái tháo đường thai kỳ, bao lâu sau khi sinh tôi nên kiểm tra lại chỉ số đường huyết?

Khoảng 6 - 8 tuần sau khi sinh, bạn nên đi kiểm tra lại chỉ số đường huyết của mình. Khoảng 90% trường hợp đái tháo đường thai kỳ sẽ ổn định đường huyết trở lại sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, bà mẹ vẫn có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2. Trên thực tế, các nghiên cứu trước đó cho thấy những phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ có tới 60% nguy cơ phát triển đái tháo đường type 2 trong 10 - 20 năm tới.

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết