- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Bệnh thần kinh đái tháo đường là biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường
Các thuốc điều trị đái tháo đường type 2
Bệnh đái tháo đường có gây mù lòa?
Người bệnh đái tháo đường có phải kiêng chất béo?
Chăm sóc người cao tuổi bị đái tháo đường
Dưới đây là những điều cơ bản về biến chứng thần kinh đái tháo đường:
1. Là biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường
Khoảng một nửa số người mắc bệnh đái tháo đường bị biến chứng thần kinh bởi đường (glucose) trong máu ngày tăng cao kéo dài hoặc không ổn định, gây tổn thương lớp lót trong lòng mạch máu, làm cho các mạch máu bị chít hẹp, giảm khả năng nuôi dưỡng. Mặt khác, rối loạn chuyển hóa đường còn gây tổn hại lớp vỏ bọc bao quanh sợi thần kinh, làm sai lệch các tín hiệu dẫn truyền thần kinh.
Với người bệnh đái tháo đường type 2, thời gian tiền đái tháo đường kéo dài từ 5 - 10 năm, nên biến chứng thần kinh tiến triển trong nhiều năm. Đó là lý do tại thời điểm chẩn đoán bệnh, có đến 50% người bệnh đã gặp từ một đến nhiều biến chứng phối hợp.
2. Bệnh có thể phát triển âm thầm, không có triệu chứng trong thời gian đầu
Các triệu chứng phổ biến của bệnh thần kinh là tê bì, đau, bỏng rát ở đầu ngón tay, đầu ngón chân và mất cảm giác ở bàn tay hoặc bàn chân. Đổ nhiều mồ hôi, tiểu tiện và đại tiện khó khăn, rối loạn cương dương (nam giới gặp khó khăn khi giao hợp), khó nuốt thức ăn… cũng là các triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải. Tuy nhiên, bệnh thần kinh đái tháo đường đôi khi lại là “kẻ bịp bợm”, không gây khó chịu cho đến khi trở nặng.
3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh đái tháo đường
Thừa cân, béo phì là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc biến chứng thần kinh đái tháo đường
Không kiểm soát lượng đường huyết là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. Tuy nhiên, nếu có thêm những yếu tố tác động sau, các dây thần kinh càng dễ bị phá hủy hơn: Hút thuốc lá, stress, cholesterol máu cao, tăng huyết áp, lạm dụng rượu/bia và thừa cân/béo phì.
4. Chẩn đoán bệnh thần kinh đái tháo đường
Khi có các biểu hiện bất thườngở chân, tay như đã nêu trên, người bệnh nên đi khám để xác định xem có phải mình đã bị biến chứng thần kinh đái tháo đường hay không. Bệnh có thể được chẩn đoán bằng một bài kiểm tra thể chất đơn giản: Kiểm tra phản ứng của bàn chân, bàn tay (với kích thích vật lý, cảm ứng ánh sáng, độ rung hoặc nhiệt độ); Đánh giá sức mạnh cơ bắp và kiểm tra dẫn truyền thần kinh không xâm lấn (trong một vài trường hợp).
5. Chữa bệnh thần kinh đái tháo đường
Kiểm soát đường huyết và uống thuốc là phương pháp điều trị chính để giữ cho các dây thần kinh không bị tổn thương thêm nữa. Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc giảm đau nhóm opioid… có thể giúp giảm các cơn đau rát do bệnh thần kinh đái tháo đường. Kem bôi da chứa capsaicin hoặc lidocain cũng có thể hỗ trợ giảm đau tay, chân. Ngoài ra, người bệnh có thể cần điều trị bằng các phương pháp khác do bệnh ảnh hưởng đến bàng quang, ruột cũng như các bộ phận khác.
6. Thay đổi lối sống đề điều trị bệnh
Thay đổi lối sống để điều trị biến chứng thần kinh đái tháo đường
Người bệnh nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và không quên uống thuốc đái tháo đường để kiểm soát đường huyết, từ đó bảo vệ hệ thần kinh.
7. Chăm sóc bàn chân
Bàn chân thường là nơi đầu tiên chịu ảnh hưởng của bệnh thần kinh đái tháo đường. Nếu đã bị mất cảm giác ở bàn chân, người bệnh có thể sẽ không biết mình có các vết thương nhỏ ở khu vực này và không điều trị. Để lâu dần, vết thương có thể bị nhiễm trùng và lan rộng, hậu quả là phải cắt cụt chi. Vì thế, nên đưa kiểm tra và vệ sinh bàn chân vào danh sách những việc cần làm trong này! Nên bôi kem dưỡng da, đi tất và giày rộng, mềm để bảo vệ đôi chân.
Kim Chi H+
Bình luận của bạn