Rối loạn kinh nguyệt: Hãy đổ lỗi cho hormone!

Chu kỳ kinh nguyệt hoàn toàn phụ thuộc vào hormone nội tiết tố

Xập xệ từ đầu đến chân vì thiếu suối nguồn tươi trẻ estrogen

Lợi ích - rủi ro của liệu pháp hormone thay thế sinh học cho phụ nữ mãn kinh

Những tác dụng phụ đáng sợ của hormone thay thế: Chớ dại mà dùng!

Những nguy hiểm khi sử dụng hormone thay thế dạng thuốc (HRT)

Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ khác nhau, bình thường sẽ kéo dài từ 25 – 31 ngày, thời gian chảy máu kinh nguyệt khoảng 5 ngày. Số lượng máu trung bình mất khoảng 29,5 – 118,2 ml. Trung bình là như vậy, nhưng chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ không giống nhau.

Rối loạn kinh nguyệt được biểu hiện với các triệu chứng như:

- Mất kinh một thời gian dài;

- Vòng kinh rối loạn thường xuyên;

- Lượng máu kinh có bất thường (quá nhiều hoặc quá ít);

- Có bất thường về màu sắc kinh nguyệt;

- Có cục máu đông lớn hơn 2,5cm;

- Bị đau nhiều trong khi có kinh nguyệt;

- Bị chuột rút;

- Khó có thai.

Kinh nguyệt không đều có nguyên nhân từ một loạt các vấn đề thể chất và tinh thần, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là rối loạn hormone nội tiết tố.

Vai trò của hormone đối với chu kỳ kinh nguyệt

Hormone estrogen: Estrogen là chịu trách nhiệm làm dày niêm mạc tử cung trước khi phóng noãn (trứng rụng). Khi mức độ estrogen trở nên bất thường, lớp lót này cũng có hiện tượng dày bất thường, có thể dẫn đến chảy máu nặng.

Hormone estrogen dao động là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt

Hormone progesterone: Progesterone có vai trò trong việc điều chỉnh sự phóng noãn (rụng trứng). Nó cũng có trách nhiệm trong việc kiểm soát cường độ và thời gian chảy máu kinh nguyệt. Khi progesterone có bất thường, có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Nếu thiếu hụt progesterone, trứng sẽ không phát triển và không có sự rụng trứng.

Việc sản xuất hai hormone này gặp rối loạn, tất yếu sẽ dẫn đến kinh nguyệt không đều. Đó chính là lý do vì sao phụ nữ tiền mãn kinh thường bị rối loạn kinh nguyệt.

Kinh nguyệt bất thường cần phải làm gì?

Thay đổi lối sống: Ít vận động, ăn/uống quá nhiều caffeine (thường có trong trà, cà phê), uống nhiều rượu có thể khiến tình trạng rối loạn kinh nguyệt thêm trầm trọng. Căng thẳng, áp lực công việc, gia đình cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều. Bằng cách thực hành các kỹ thuật giảm stress như yoga, thiền định, tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể được cải thiện.

Ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng. Ăn nhiều trái cây, rau củ và uống nhiều nước cũng giúp bạn cân bằng lại hormone nội tiết tố, nhờ vậy giảm rối loạn kinh nguyệt.

Sử dụng hormone thay thế: Nếu thay đổi lối sống vẫn không chu kỳ kinh nguyệt của bạn bớt rối loạn, hãy hỏi ý kiến bác sỹ về hormone thay thế dạng thuốc để cân bằng lại nội tiết tố.

Dùng thuốc theo đơn và phẫu thuật: Nhiều trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng, có thể được phẫu thuật, dùng thuốc theo toa của bác sỹ điều trị. 

Vân An H+ (Theo 34-menopause-symptoms)

Rối loạn hormone nội tiết tố là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều. Bởi vậy, bổ sung thêm nội tiết tố từ các sản phẩm thực phẩm chức năng nhằm giúp hỗ trợ cân bằng “cội nguồn” nội tiết tố là phương pháp được nhiều chị em tin tưởng.

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng giúp bổ sung nội tiết, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố:

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa