Sinh con muộn giảm nguy cơ ung thư buồng trứng

Trì hoãn sinh con đầu lòng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng

Khô âm đạo có thể gây ung thư buồng trứng?

Ung thư buồng trứng: Phát hiện sớm, sống lâu, giảm tái phát

Nguy cơ ung thư từ liệu pháp thay thế hormone

Nước cam làm giảm ung thư buồng trứng

Các nhà nghiên cứu đã phân tích thông tin của gần 1.700 phụ nữ bị ung thư buồng trứng và 2.380 phụ nữ không mắc căn bệnh này tại Los Angeles.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cứ mỗi 5 năm trì hoãn sinh con đầu lòng, phụ nữ giảm được 16% nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Ví dụ, những phụ nữ sinh con đầu lòng ở tuổi 35 hoặc muộn hơn giảm được 46% nguy cơ mắc ung thư buồng trứng so với những người sinh con đầu lòng trước 20 tuổi.

Các phát hiện này đúng cả khi nhóm nghiên cứu tính đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư buồng trứng như số con đã sinh và việc uống thuốc tránh thai của phụ nữ.

Một vài nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng những phụ nữ sinh nhiều con hơn có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn. Họ cho rằng đó là do trong thời gian mang thai, phụ nữ ngừng rụng trứng hoặc chỉ rụng một quả mỗi tháng. Rụng trứng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng vì nó gây tổn thương niêm mạc buồng trứng, vì thế, tế bào buồng trứng cần được sửa chữa thường xuyên để ngăn chặn bệnh. Tuy nhiên, nghiên cứu mới lại cho rằng trì hoãn mang thai lại giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Theo tác giả nghiên cứu Alice Lee, khi phụ nữ mang thai, họ sẽ phải đối mặt với tình trạng giảm hormone progesterone, điều này có thể gây ra sự tự tiêu của các tế bào. Việc mang thai đứa con đầu lòng muộn có thể giúp phụ nữ giảm thiểu tình trạng này.

Các kết quả nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị Thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ.

Những phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng:

- Trên 50 tuổi;
- Có tiền sử gia đình mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng;
- Phụ nữ béo phì hoặc từng dùng hormone thay thế;
- Có kinh nguyệt lần đầu sớm, mãn kinh muộn;
- Bị lạc nội mạc tử cung;
- Có gene lỗi BRCA1 hoặc BRCA2.

Kim Chi H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư