Bạn có thể bị khó đọc, khô mắt… do ảnh hưởng tiêu cực của bệnh Parkinson
Phát hiện mới trong công nghệ điều trị Parkinson
Ảo giác ở người bệnh Parkinson: Nguyên nhân và cách khắc phục
7 bài tập giúp giảm run tay cho người bệnh Parkinson
Bị Parkinson sau tai biến: Vợ tôi vẫn có thể hồi phục tốt
Bệnh Parkinson hay liệt rung, là một bệnh thần kinh xảy ra do thoái hóa một nhóm tế bào (motor neuron) nhân xám ở đáy não, làm giảm sút một chất dẫn truyền thần kinh có tên là doopamin (DPM). DPM giúp tế bào não chỉ huy và kiểm soát cử động của các cơ bắp, đặc biệt là chân tay và mặt. Khi thiếu DPM, cơ bắp không vận động được như chỉ đạo bình thường của não, gây ra các triệu chứng đặc trưng là run tay chân.
Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng tới các hoạt động tay chân mà còn cả tới thị lực hay các vấn đề về mắt. Cụ thể:
Vấn đề với kỹ năng chuyển động mắt
Thông thường, có 3 loại kỹ năng chuyển động mắt cơ bản:
- Chuyển động dõi theo của mắt: Cho phép hai mắt di chuyển cùng nhau để theo dõi một mục tiêu di chuyển theo hướng ngang hoặc dọc.
- Chuyển động mắt nhanh: Cho phép mắt nhanh chóng di chuyển đến một mục tiêu mới. Điều này rất quan trọng khi đọc vì mắt cần phải nhanh chóng nhìn từ cuối dòng này sang đầu dòng tiếp theo.
- Chuyển động phân cách của mắt: Cho phép mắt theo dõi khi mục tiêu tiến lại gần hoặc di chuyển ra xa. Ví dụ, trong trường hợp mục tiêu tiến lại gần, hai mắt sẽ phải hơi di chuyển lại gần nhau để giữ cho tầm nhìn được rõ ràng.
Người bệnh Parkinson thường bị khó đọc do chuyển động mắt chậm
Với người bị bệnh Parkinson, kỹ năng chuyển động mắt nhanh có xu hướng diễn ra chậm hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh Parkinson bị rối loạn vận động do tác dụng phụ của thuốc levodopa, kỹ năng chuyển động mắt nhanh lại có thể trở nên nhanh và thất thường hơn. Hai điều này có thể khiến người bệnh gặp khó khăn khi đọc do mắt không thể tìm đúng vị trí của dòng tiếp theo.
Ngoài ra, vấn đề với kỹ năng chuyển động phân cách của mắt cũng có thể ảnh hưởng tới thị lực của người bệnh Parkinson. Theo đó, khi mục tiêu tiến tới gần, người bệnh Parkinson thường khó có thể di chuyển mắt lại gần nhau. Điều này có thể khiến người bệnh bị nhìn đôi, khó đọc.
Giải pháp khắc phục
Người bệnh Parkinson có thể cần đeo kính để cải thiện thị lực
Người bệnh Parkinson nên đi khám để chắc chắn mình bị suy giảm thị lực do tật khúc xạ hay do có vấn đề với kỹ năng chuyển động mắt. Trong trường hợp có vấn đề với kỹ năng chuyển động mắt, các bác sỹ có thể yêu cầu bạn sử dụng hai chiếc kính khác nhau, một chiếc để nhìn xa và một chiếc kính (có thể là kính lăng trụ) để nhìn gần (như khi đọc sách). Với người bệnh Parkinson, việc sử dụng hai chiếc kính khác biệt được đánh giá là rất có hiệu quả.
Trong một số trường hợp, áp dụng liệu pháp nghệ thuật (art therapy) cũng có thể giúp cải thiện thị lực cho người bệnh Parkinson.
Bất thường trong phản xạ chớp mắt
Thông thường, một người khỏe mạnh sẽ chớp mắt từ 16 - 18 lần/phút. Tuy nhiên, người bệnh Parkinson thường chớp mắt ít hơn nhiều. Dù vậy, vẫn có một số trường hợp hiếm gặp khi người bệnh Parkinson bị chớp mắt quá nhiều (tình trạng co thắt cơ mí mắt). Ngoài ra, còn có người bệnh gặp phải tình trạng không có khả năng mở mắt một cách tự nguyện.
Giải pháp
Những người bệnh Parkinson bị co thắt cơ mí mắt, người không có khả năng mở mắt một cách tự nguyện có thể được tiêm botulinum toxin vào các cơ xung quanh mắt mỗi 3 - 4 tháng/lần.
Các vấn đề khác gây suy giảm thị lực
Tình trạng chớp mắt ít hơn có thể khiến người bệnh Parkinson hay bị khô mắt. Thêm vào đó, do rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật, người bệnh Parkinson còn có thể bị viêm bờ mi, kích ứng mí mắt.
Giải pháp
Để cải thiện các vấn đề này, người bệnh Parkinson có thể phải thường xuyên dùng thuốc nhỏ mắt, dùng thuốc mỡ để thoa mí mắt…
Giảm độ nhạy của mắt
Người bệnh Parkinson có thể bị thiếu hụt các tế bào sản sinh dopamine trong não bộ và võng mạc. Rối loạn chức năng của các tế bào thần kinh này có thể làm giảm sự nhạy cảm độ tương phản của mắt, khiến người bệnh khó có thể phân biệt cường độ khác nhau của màu sắc, khó phân biệt một số màu sắc nhất định…
Ngoài các vấn đề về thị lực nói trên, người bệnh Parkinson cũng cần cảnh giác với các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng… Nhận biết sớm các vấn đề về thị lực và có hướng xử lý kịp thời sẽ giúp bạn bảo vệ và cải thiện thị lực.
Bình luận của bạn