Rối loạn vận động chậm: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn vận động chậm gây ra các chuyển động co cứng, giật của mặt và cơ thể

Chơi bóng bàn có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson

Những lưu ý giúp kiếm soát bệnh run tay hiệu quả

Run chân tay do rối loạn giấc ngủ chữa trị thế nào?

Cách kìm hãm run tay mỗi khi lo lắng, hồi hộp?

Rối loạn vận động chậm gây ra các chuyển động co cứng, giật của mặt và cơ thể mà người bệnh không thể kiểm soát. Bạn có thể có các triệu chứng như nháy mắt liên tục, thè lưỡi hoặc rung tay không chủ ý.

Không phải người bệnh nào sử dụng thuốc chống loạn thần cũng sẽ mắc tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bạn bị rối loạn vận động chậm, hãy đi khám ngay lập tức. Các bác sỹ có thể cho bạn giảm liều thuốc, thay đổi loại thuốc hoặc dùng thêm các loại thuốc khác như một loại thuốc giải độc.

Triệu chứng rối loạn vận động chậm

Rối loạn vận động chậm bao gồm các biểu hiện:

Rối loạn vận động cơ miệng, rối loạn ngôn ngữ

Đây là tình trạng người bệnh không thể kiểm soát được cử động trên khuôn mặt, cụ thể là vùng môi, hàm hoặc lưỡi. Các triệu chứng bao gồm: Thè lưỡi, chớp mắt nhanh, nhai, mím môi, phồng má, hay nhăn mặt…

Rối loạn vận động ở các chi

Tình trạng này ảnh hưởng đến cánh tay, chân, ngón tay và ngón chân. Bạn có thể bị rung lắc ngón tay, rung chân, rung lắc cánh tay, lắc lư người từ bên này sang bên kia… Những động tác này có thể nhanh hoặc chậm, khiến người bệnh cảm thấy khó tập trung vào các hoạt động khác.

Rối loạn vận động chậm có thể gây run tay, run chân...

Nguyên nhân và các yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn vận động chậm

Dùng thuốc chống loạn thần (hay thuốc an thần kinh) để điều trị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và các bệnh thần kinh khác có thể là nguyên nhân chính.

Các loại thuốc này có thể chặn dopamine, một chất dẫn chuyền thần kinh giúp các tế bào có thể liên kết với nhau, từ đó ảnh hưởng tới sự vận động của các cơ. Cụ thể, khi lượng dopamine quá thấp, các chuyển động có thể biến thành co giật và mất kiểm soát.

Việc sử dụng thuốc chống loạn thần trung bình từ 3 tháng trở lên có thể gây ra chứng rối loạn vận động chậm. Tuy nhiên, có những trường hợp hiếm gặp khi người bệnh biểu hiện rối loạn vận động chỉ sau 1 liều dùng thuốc chống loạn thần. Các loại thuốc chống loạn thần có thể gây rối loạn vận động chậm bao gồm: Haloperidol (Haldol), fluphenazine, risperidone (Risperdal), olanzapine (Zyprexa).

Một số loại thuốc trị buồn nôn, trào ngược và các vấn đề dạ dày khác cũng có thể gây ra rối loạn vận động chậm nếu sử dụng lâu hơn 3 tháng. Các loại thuốc này bao gồm: Metoclopramide (Reglan), prochlorperazine (Compazine).

Các yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn vận động chậm có thể kể đến như: Phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh, những người trên 55 tuổi, người uống nhiều rượu bia, dùng các chất kích thích, người gốc Phi hoặc gốc Á.

Chẩn đoán rối loạn vận động chậm

Một số trường hợp rối loạn vận động chậm có thể khá khó chẩn đoán. Các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến vài tháng hoặc nhiều năm sau khi người bệnh bắt đầu sử dụng thuốc chống loạn thần.

Nếu bạn đang dùng các loại thuốc chống loạn thần, các bác sỹ sẽ sử dụng một thang đo đặc biệt ít nhất 1 năm/lần để đảm bảo bạn không bị rối loạn vận động chậm. Họ cũng có thể tiến hành xét nghiệm máu, chụp CT/MRI để loại bỏ nguy cơ bạn mắc các căn bệnh khác có thể gây ra rối loạn vận động, ví dụ như bại não, bệnh Huntington, bệnh Parkinson, đột quỵ, hội chứng Tourette…

Điều trị rối loạn vận động chậm

Nếu nhận thấy mình bị rối loạn vận động chậm, bạn có thể trao đổi với bác sỹ để giảm liều hoặc đổi sang dùng các loại thuốc điều trị rối loạn tâm thần khác.

Có hai loại thuốc được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn để điều trị chứng rối loạn vận động chậm là deutetrabenazine (Austedo) và valbenazine (Ingrezza). Cả hai loại thuốc này đều hoạt động theo nguyên tắc điều chỉnh lượng dopamine trong vùng não kiểm soát một số loại chuyển động. Tuy nhiên, hai loại thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như gây buồn ngủ quá mức, gây trầm cảm cho người mắc hội chứng Huntington (với thuốc Austedo).

Bạn cũng có thể trao đổi với bác sỹ để thực hiện một số biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị rối loạn vận động chậm, ví dụ như dùng bạch quả (ginkgo biloba), bổ sung melatonin, vitamin B6, vitamin E…

Vi Bùi H+ (Theo Webmd)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện - giải pháp hỗ trợ giảm run chân tay do nhiều nguyên nhân, với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng 

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện mỗi ngày để run chân tay không còn là rào cản trong cuộc sống!

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243  775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già