- Chuyên đề:
- Suy tim
Hiểu về bệnh suy tim sung huyết sẽ giúp bạn quản lý bệnh tốt hơn
Bạn đã biết trái tim hoạt động như thế nào khi bị suy tim?
Lối sống không lành mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim
Ăn chay làm giảm nguy cơ suy tim, đột quỵ
Trắc nghiệm: Bạn biết gì về van tim của mình?
Suy tim và suy tim sung huyết
Khi bị suy tim, tim sẽ không thể cung cấp đủ lượng máu đến các cơ quan khác như: Não, gan và thận. Suy tim có thể xảy ra do tâm thất trái, hoặc phải, hoặc cả hai bên bị suy yếu.
Khi máu chảy ra khỏi tim chậm hơn so với máu quay trở lại từ tĩnh mạch, máu có thể bị tắc nghẽn, ứ đọng trong các mô và các cơ quan của cơ thể. Chính vì vậy, các cơ quan trong cơ thể như: Gan, bụng, chân có thể bị sưng, hoặc phù nề.
Suy tim có thể dẫn tới sưng, phù chân, bụng...
Tình trạng suy tim gây ra chứng tắc nghẽn này được gọi là suy tim sung huyết. Người bệnh suy tim sung huyết cũng thường bị đọng, ứ máu trong tâm thất.
Đâu là nguyên nhân gây bệnh suy tim sung huyết?
TS. Ram Anil Raj từ Viện Tim mạch Intervention (Ấn Độ) cho biết: “Các triệu chứng thường gặp nhất của suy tim sung huyết là khó thở, sưng chân vào buổi tối, sưng vùng bụng hoặc cổ, đau tức ngực, mệt mỏi. Tình trạng này có thể xảy ra do các bệnh động mạch vành, van động mạch, hoặc các vấn đề về cơ tim”.
Ngoài ra, tình trạng nhồi máu cơ tim cũng có thể làm tổn thương chức năng tim, dẫn đến sự phát triển của suy tim sung huyết. Các yếu tố nguy cơ như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, uống nhiều rượu bia và nghiện thuốc lá cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây ra các biến chứng khác như: Tổn thương thận, gan...
Điều trị suy tim sung huyết
Khi điều trị suy tim sung huyết, trước hết các bác sỹ sẽ phải tìm cách quản lý các nguyên nhân chính gây bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm: Hạn chế ăn nhiều muối, không uống quá nhiều nước trong chế độ ăn hàng ngày.
Tùy thuộc vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sỹ có thể cho bạn sử dụng các loại thuốc như: Thuốc ức chế ACE, thuốc chẹn beta, thuốc chống co giật Aldosterone…
Bạn cũng có thể được sử dụng liệu pháp tái đồng bộ tim (CRT) để cải thiện chức năng tim. Người bệnh suy tim có thể sử dụng một máy tạo nhịp tim, kích thích sự đồng bộ với ba buồng tim, cho phép tim bơm máu hiệu quả hơn đến toàn cơ thể. Ngoài ra, trong trường hợp suy tim nặng, người bệnh sẽ phải chờ cấy ghép tim từ những người hiến tặng.
Vi Bùi H+ (Theo Outlookindia)
Gợi ý thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ phòng ngừa suy tim cho những người bị tăng huyết áp, mỡ máu, bệnh mạch vành...
Bình luận của bạn