- Chuyên đề:
- Thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể
Khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc
Những điều cần biết về phẫu thuật Phaco
Làm gì khi trẻ bị đục thủy tinh thể bẩm sinh?
Đục thủy tinh thể sau chấn thương mắt phải làm sao?
Cách nào giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể?
Tắc tĩnh mạch võng mạc là gì?
Tắc tĩnh mạch võng mạc là tình trạng tắc của tĩnh mạch trung tâm võng mạc hoặc các nhánh tĩnh mạch võng mạc vốn có nhiệm vụ vận chuyển máu ra khỏi võng mạc, làm ngăn cản sự lưu thông mạch máu trong khu vực bị ảnh hưởng.
Trong số những bệnh lý mạch máu võng mạc, tắc tĩnh mạch võng mạc là nguyên nhân gây mù lòa thứ 2 trên thế giới sau bệnh võng mạc do đái tháo đường. Tắc tĩnh mạch võng mạc có 2 dạng chính: Tắc tĩnh mạch võng mạc xảy ra ở tĩnh mạch võng mạc thuộc dây thần kinh thị giác được gọi là tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm. Khoảng 90% trường hợp tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm gặp ở người 50 tuổi trở lên. Ngoài tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm còn có tắc tĩnh mạch võng mạc nhánh. Tắc tĩnh mạch võng mạc nhánh chiếm khoảng 30% trong tổng số các ca tắc tĩnh mạch.
Tắc tĩnh mạch võng mạc có thể gây mù lòa nếu không điều trị
Nguyên nhân gây tắc tĩnh mạch võng mạc
70% người bị tắc tĩnh mạch võng mạc là những người có bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ cứng động mạch và các bệnh tim mạch khác vì thế cần chú trọng điều trị những yếu tố tim mạch gây nguy cơ cho mắt. Những bệnh làm biến đổi thành phần huyết tương, biến đổi lưu lượng máu hay biến đổi thành mạch cũng là nguyên nhân gây tắc tĩnh mạch. Ngoài ra có khoảng 10% người bị tắc tĩnh mạch võng mạc không tìm ra nguyên nhân.
Dấu hiệu tắc tĩnh mạch võng mạc
Bệnh xuất hiện đột ngột ở một mắt, người bệnh nhìn kém đột ngột hoặc thị lực giảm trầm trọng trong vòng 2 - 3 ngày. Vùng nhìn của người bệnh cũng bị thu hẹp lại, hoặc nhìn thấy đám đen trước mắt. Ngoài các dấu hiệu trên, người bệnh không bị đỏ mắt, không chảy nước mắt. Do vậy, đôi khi người bệnh không biết mình bị bệnh mắt từ khi nào. Tắc tĩnh mạch võng mạc gây giảm sút thị lực trầm trọng, thậm chí có thể gây mù lòa do những biến chứng.
Tắc tĩnh mạch võng mạc gây giảm sút thị lực trầm trọng
Một số người bị tắc tĩnh mạch võng mạc không có triệu chứng, vì vậy, việc khám mắt định kỳ để phát hiện bệnh sớm là vô cùng quan trọng.
Điều trị tắc tĩnh mạch võng mạc thế nào?
Tắc tĩnh mạch võng mạc thường được điều trị theo hai cách. Cách thứ nhất là tầm soát và điều trị vào nguyên nhân gây bệnh. Cách thứ 2 là điều trị nhằm vào di chứng do tắc tĩnh mạch gây ra (biến chứng của tắc tĩnh mạch bao gồm phù hoàng đểm và thiếu máu cục bộ võng mạc).
Tắc tĩnh mạch võng mạc có liên quan đến bệnh lý toàn thân nên người bệnh phải đến bệnh viện đa khoa khám tổng thể nhằm phát hiện và điều trị ổn định các bệnh toàn thân như tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường hay các bệnh về máu... Đây là khâu hết sức quan trọng nhằm điều trị tận gốc của bệnh.
Bình luận của bạn