- Chuyên đề:
- Xơ vữa động mạch
Tại sao uống rượu khiến tim đập nhanh?
Tin vui cho tín đồ thích kem, bơ nhưng sợ bệnh tim mạch
Lưu ý cho người bệnh tim mạch khi tập thể dục trong thời tiết lạnh
Ăn gì để tốt cho tim và mạch máu của bạn?
Cholesterol tốt có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch?
Thực tế: Những rủi ro sức khỏe khi rượu uống có thể khác nhau ở từng người
Tùy thuộc vào thể trạng và điều kiện sức khỏe ở từng người mà rượu có những tác động tới sức khỏe khác nhau.
Ví dụ, những người đang phải uống các loại thuốc hạ cholesterol có thể sẽ bị đau nhức cơ bắp sau khi uống rượu. Bởi vì rượu và thuốc cholesterol đều được xử lý qua gan, nếu gan cùng một lúc phải lọc bỏ 2 loại này sẽ gây quá tải, về lâu về dài gây hại cho gan, khiến cơ thể mệt mỏi.
Mặt khác, nếu bạn có nguy cơ cao/đang bị đái tháo đường hoặc có mức triglycerides cao thì không nên uống rượu vì trong rượu có đường.
Lời khuyên: Thường xuyên khám bệnh định kỳ và tham vấn bác sỹ để biết rằng tình trạng sức khỏe của bạn có thể uống rượu được không (dù chỉ uống một lượng nhỏ).
Thực tế: Nên uống rượu vang đỏ thay cho rượu mạnh
Rượu vang đỏ chứa nhiều những hoạt chất có lợi cho sức khỏe và được khuyến cáo nên uống điều độ mỗi ngày để tăng cường sức khỏe nói chung, bao gồm: Kích thích tình dục, tăng cường chuyển hóa, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa mất trí nhớ do tuổi già, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, cải thiện sức mạnh cơ bắp, ngăn ngừa cảm lạnh thông thường, kìm hãm phá triển tế bào mỡ, chiến đấu chống trầm cảm...
Tuy nhiên, những lợi ích của rượu vang đỏ nêu trên chỉ có được nếu bạn uống điều độ (1 - 2 ly rượu vang mỗi ngày). Uống quá nhiều loại rượu này cũng có thể gây tổn thương gan, làm tăng huyết áp và đường huyết.
Lời khuyên: Còn có rất nhiều cách bảo vệ sức khỏe an toàn, hiệu quả chứ không nhất thiết phải uống rượu.
Thực tế: Khả năng chịu đựng cồn phụ thuộc vào độ tuổi
Nhiều người có thể phát triển khả năng chịu đựng cồn hay uống được nhiều rượu theo thời gian, tuy nhiên khả năng này không kéo dài mãi mãi. Bởi lẽ, khi già đi, khả năng chịu đựng cồn của con người sẽ giảm sút, sự nhạy cảm với cồn tăng lên bởi cơ thể không còn chuyển hóa rượu được hiệu quả như khi còn trẻ.
Hơn nữa, nhiều người cho rằng tửu lượng có dần dần tăng cao thông qua rèn luyện bằng cách uống nhiều. Thực ra, quá trình trao đổi rượu trong cơ thể cần sự tham gia của chất xúc tác alcohol dehydrogenase và chất phân giải acetaldehyde, hàm lượng của hai loại chất xúc tác này quyết định trực tiếp đến tửu lượng bao nhiêu, nhưng hàm lượng chất xúc tác trong cơ thể mỗi người đều cố định, không thể do uống nhiều mà thay đổi được tửu lượng.
Lời khuyên: Không nên tập uống nhiều rượu và người già hãy tránh xa rượu bia.
Thực tế: Uống nhiều rượu khiến nhịp tim bất thường
Người nghiện rượu nặng có thể bị rối loạn nhịp tim, đặc biệt là ngoại tâm thu trên thất. Y học gọi đó là hội chứng ngày nghỉ lễ, nhằm để chỉ những rối loạn nhịp tim ở những người có trái tim bình thường sau những đợt uống nhiều rượu của những ngày nghỉ lễ hoặc hội hè. Ở những người dưới 65 tuổi, uống nhiều rượu là nguyên nhân chính chiếm đến 63% các trường hợp rung nhĩ.
Đặc biệt ở người già, uống rượu có thể khiến họ mắc bệnh tim mạch hơn vì rượu làm cho vách tim dày hơn, thể tích của tim bị thu nhỏ lại. Khi thể tích tim thu nhỏ lại, lượng máu truyền đi trong cơ thể bị giảm xuống bắt buộc tim phải đập nhanh hơn, nhiều hơn.
Lời khuyên: Người cao tuổi không nên uống rượu bia.
Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe tim mạch?
Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, phòng ngừa bệnh tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim... ngoài việc hạn chế uống rượu, những người có nguy cơ cần thực hiện thay đổi lối sống: Không hút thuốc lá; Luyện tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là tập đi bộ; Tránh căng thẳng quá mức; Ăn nhạt, không ăn mỡ và các phủ tạng động vật, hạn chế ăn trứng, sữa, đồ ngọt… Một chế độ ăn được khuyến khích là ăn nhiều rau xanh, hoa quả, duy trì cân nặng ổn định và dùng thêm thực phẩm chức năng có tác dụng bảo vệ tim mạch.
Biết Tuốt H+
Gợi ý thực phẩm chức năng hỗ trợ tim mạch: Vương Tâm Thống
Bình luận của bạn