Tăng huyết áp có thể gây mù mắt

Bệnh nhân bị tăng huyết áp thường gặp phải một số biến chứng ở mắt

Tầm soát bệnh võng mạc đái tháo đường miễn phí

Ngăn ngừa bệnh lý võng mạc sớm, tránh mù lòa

Thoái hóa võng mạc: Biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường

Một thanh niên bị bong võng mạc vì nhắn tin ngày đêm

Vì sao tăng huyết áp lại gây hại đến mắt

Huyết áp tăng cao, kéo dài hoặc tăng đột ngột sẽ làm tổn thương hệ thống mạch máu ở võng mạc. Thành mạch máu bị tổn thương khiến các thành phần của máu thoát ra khỏi mạch máu gây xuất huyết. Máu thoát ra trên võng mạc gây phù võng mạc, lipid thoát ra trên võng mạc tạo thành xuất tiết. Lúc này, mạch máu cũng co lại khiến võng mạc bị thiếu máu. Tất cả những tổn thương này dẫn đến mờ mắt.

Tăng huyết áp sẽ làm cho người bệnh có nguy cơ cao mắc các bệnh khác ở võng mạc như tắc động mạch trung tâm hoặc động mạch nhánh võng mạc.. Những triệu chứng này có thể sẽ dẫn đến các biến chứng trầm trọng khác ở võng mạc như xuất hiện tân mạch ở võng mạc, xuất huyết pha lê thể và màng trên võng mạc. Ở người đã bị bệnh võng mạc do đái tháo đường, tăng huyết áp sẽ làm bệnh tiến triển nặng hơn. Phù gai thị kéo dài sẽ làm teo thần kinh thị giác, do đó mắt mờ rất nhiều. 

Các tổn thương ở võng mạc càng ở giai đoạn nặng thì nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, tử vong càng cao. Nếu tăng huyết áp được kiểm soát tốt thì tổn thương ở võng mạc sẽ hồi phục.

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ rệt ở mắt, chỉ trong trường hợp tăng huyết áp ác tính (trên 200/140mmHG) mới có dấu hiệu như nhức đầu, mờ mắt, sợ ánh sáng. Những người trẻ tuổi thường không biết mình bị tăng huyết áp, nên khi có các triệu chứng trên họ không nghĩ đó là biến chứng của tăng huyết áp, vì vậy sẽ khó khăn trong việc điều trị sau này.

Diễn biến của biến chứng tăng huyết áp trên mắt

Tăng huyết áp gây biến chứng ở mắt thường chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Bệnh nhân bị tăng huyết áp kéo dài, bệnh nhân chưa có triệu chứng gì, tim và thận chưa bị ảnh hưởng. Khi khám đáy mắt chỉ thấy động mạch co nhỏ.

Giai đoạn 2: Huyết áp cao hơn, chức năng tim, thận vẫn còn tốt. Bệnh nhân có thêm dấu hiệu bắt chéo động tĩnh mạch, bác sỹ soi đáy mắt mới nhận biết được. 

Giai đoạn 3: Huyết áp khá cao và kéo dài, tim và thận bị suy giảm khá nặng, bệnh nhân bị khó thở khi gắng sức. Khi soi đáy mắt sẽ có thêm xuất huyết, xuất tiết võng mạc.

Giai đoạn 4: Huyết áp rất cao kèm với tổn thương nặng ở não, tim, thận và võng mạc. Khi soi đáy mắt, ngoài các dấu hiệu của giai đoạn 3 sẽ có thêm phù gai thị.

Một số biện pháp kiểm soát huyết áp

Tăng huyết áp có thể gây ra suy giảm thị lực nặng nếu như không được phát hiện sớm. Kiểm soát huyết áp là phương pháp điều trị duy nhất bởi chỉ có kiểm soát tốt huyết áp thì bệnh nhân mới phòng ngừa được các tổn thương ở mạch máu trong mắt. Một số biện pháp bạn có thể áp dụng để kiểm soát huyết áp:

Biện pháp không dùng thuốc: Áp dụng khi huyết áp tăng trên 120/80 mmHg nhưng dưới 160/90 mmHg. Người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống và làm việc điều độ. Không nên hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích; Nên giảm ăn mặn, ăn nhiều rau...

Dùng thuốc hạ huyết áp: Mỗi loại thuốc hạ huyết áp sẽ đem lại hiệu quả khác nhau cho từng nhóm đối tượng. Vì vậy, khi sử dụng thuốc, người bệnh cần có ý kiến chỉ định của bác sỹ, không nên tự ý dùng thuốc hoặc lấy đơn thuốc của người khác để tự điều trị. 

Sau một thời gian điều trị: Huyết áp đã ổn định, đạt huyết áp mục tiêu thì không nên tự ý dừng thuốc mà duy trì điều trị theo liều lượng được điều chỉnh bởi thầy thuốc. Chỉ ngừng thuốc khi có ý kiến chỉ định của thầy thuốc.

Thùy Trang H+

 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt