Ngăn ngừa bệnh lý võng mạc sớm, tránh mù lòa

Mắt ngứa khó chịu, phải làm sao?

Thực phẩm giúp mắt khỏe, nhìn tinh

Người kỳ quái hai đồng tử trong một mắt

Ba bệnh lý hay gặp ở mắt do ĐTĐ gồm: Rối loạn nhìn gần, đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc ĐTĐ. 
Bệnh lý võng mạc
Mắt người có hình dạng và kích thước giống như một quả cầu nhỏ. Phía trước là đồng tử (con ngươi), sau là thể thủy tinh. Bên trong mắt chứa một chất lỏng màu trắng được gọi là dịch kính. Bao bọc dịch kính là một lớp tế bào thần kinh được gọi là võng mạc. Trung tâm võng mạc được gọi là điểm vàng là phần quan trọng nhất của thị giác. Ánh sáng đi qua đồng tử, thể thủy tinh và cuối cùng hội tụ trên võng mạc. Điểm vàng sẽ nhận biết được tất cả hình ảnh ngay trước mắt còn võng mạc xung quanh điểm vàng chịu trách nhiệm cho thị giác ngoại biên. Ngoài nhiệm vụ thu nhận các hình ảnh, võng mạc còn chuyển các hình ảnh này thành các tín hiệu điện tử và truyền lên não. Vì vậy, khi võng mạc bị tổn thương thì ta không nhận biết được hình ảnh. Võng mạc và điểm vàng được nuôi dưỡng bởi nhiều mao mạch nằm ở trong và phía sau võng mạc.
Bệnh lý võng mạc là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường
Với bệnh nhân ĐTĐ, đường huyết và huyết áp không được kiểm soát tốt trong một thời gian dài khiến các mạch máu ở võng mạc dễ bị hư tổn. Tổn thương này trải qua hai giai đoạn. Ở giai đoạn sớm, người bệnh có rối loạn thị giác do những mạch máu bị suy yếu, tạo thành những túi phình mạch nhỏ. Khi đó, máu sẽ thoát ra khỏi mạch máu và đi vào võng mạc gây xuất huyết, xuất tiết và phù võng mạc, gây giảm thị lực. Ở giai đoạn muộn, một số mạch máu tắc nghẽn, dẫn đến không cung cấp đủ máu cho võng mạc. Để cung cấp đầy đủ máu nuôi võng mạc, nhiều mạch máu mới sẽ xuất hiện nhưng các mạch máu mới này rất yếu và dễ vỡ. Khi các mạch máu này bị vỡ, máu thoát vào võng mạc, gây giảm thị lực bất ngờ. Triệu chứng đầu tiên là nhìn mờ, có các đốm “ruồi bay” trước mắt. Tổn thương võng mạc thường kéo dài nhiều năm. Khi các mạch máu vỡ ra và thành sẹo, võng mạc sẽ bị co kéo và bong tróc khỏi đáy mắt. Bong võng mạc sẽ gây mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Chăm sóc mắt, ngăn biến chứng
Kiểm soát thật tốt đường huyết (trong khoảng HbA 1c < 6,5% và HA < 130/80 mm Hg), kiểm soát huyết áp, ngưng hút thuốc lá… là phương pháp ngăn ngừa các biến chứng ĐTĐ nói chung là biến chứng võng mạc nói riêng. 
Hơn nữa, người bệnh ĐTĐ nên khám mắt định kỳ, tối thiểu mỗi năm một lần. Bác sỹ nhãn khoa sẽ khám thị lực, đo thị trường, soi đáy mắt để có quyết định điều trị thích hợp. Chụp võng mạc huỳnh quang cũng giúp xác định tình trạng võng mạc của người bệnh. Người có yếu tố kèm theo như mang thai, thiếu máu và bệnh thận nên khám nhãn khoa 3 tháng một lần. 
Kiểm tra đường huyết định kỳ để ngăn ngừa biến chứng
Người bệnh ĐTĐ cũng nên đi khám mắt ngay khi có một hoặc nhiều các dấu hiệu sau: nhìn mờ, khó đọc sách báo, nhìn đôi, đau một hoặc cả hai bên mắt, mắt đỏ hoặc căng tức, có triệu chứng ruồi bay trước mắt, nhìn hay bị chói, có các đốm đen hay quầng tối khi nhìn vào mặt phẳng trắng (ví dụ bức tường, ấn nhẹ vào mắt gây cảm giác đau, giảm hay mất thị lực đột ngột…).

Khánh Hạ (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt