Táo bón kéo dài là nguyên nhân gây bệnh trĩ
Chăm sóc trẻ mẫu giáo bị táo bón
Chăm sóc trẻ mẫu giáo bị táo bón
Công thức 5 loại nước trái cây + gia vị giải quyết táo bón nhanh chóng
Có nên cho trẻ ăn khoai lang thường xuyên để trị táo bón?
Những “thủ phạm” quen mặt dễ gây táo bón ở trẻ em
Ăn thức ăn chế biến sẵn
Nếu bạn muốn không bị táo bón thì hãy lựa chọn những thực phẩm phù hợp. Bạn không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn vì chúng có nhiều chất béo làm chậm tiêu và khiến táo bón nặng hơn. Theo bác sỹ chuyên khoa về ruột và dạ dày Toyia James-Stevenson - Đại học Y tế Ấn Độ chúng ta đang nạp fructans-carbohydrate có trong các thực phẩm chế biến sẵn vào cơ thể. Tuy nhiên cơ thể chúng ta lại không thể sản sinh ra enzyme để phá hủy chúng. Fructans được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm phổ biến như bánh mì, mì ống và bánh quy... Thay vì ăn các loại thực phẩm trên mọi người nên ăn khoảng 25 – 30mgr chất xơ mỗi ngày. Một số thực phẩm giàu chất xơ: Trái cây, rau, đậu, các loại hạt, gạo nâu, lúa mì, yến mạch.
Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể khiến bạn bị táo bón nặng hơn
Sử dụng nhiều sản phẩm từ sữa
Khi đang bị táo bón mà bạn uống nhiều sữa hay ăn nhiều các sản phẩm từ sữa thì bạn có thể bị táo bón nặng hơn. Sở dĩ như vậy vì cơ thể của bạn thiếu các enzyme lactase cần thiết trong ruột để phá vỡ lactose có trong sữa thành các loại đường đơn giản giúp ruột non hấp thụ dễ hơn. Ngoài ra, Immunoglobulin G (IgG) là một loại protein trong sữa có liên quan đến tình trạng táo bón, do vậy hạn chế những sản phẩm từ sữa có thể là một biện pháp hiệu quả khi điều trị táo bón. Các sản phẩm từ sữa mà bạn không nên dùng nhiều khi bị táo bón là: Sữa bò, kem, phomat... Khi bị táo bón bạn không phải ngừng hoàn toàn các sản phẩm từ sữa, bạn vẫn có thể dùng các sản phẩm sữa có lưỡng lactose thấp như pho mát cứng, sữa chua...
Một số sản phẩm từ sữa có thể khiến bạn bị táo bón nặng hơn
Uống nhiều rượu
Theo ông Ông Bhavesh Shah, - Gám đốc y tế của Khoa tiêu hóa tại Trung tâm y tế Memorial ở Long Beach: Uống rượu nhiều có thể làm nồng độ hydrat hóa của cơ thể và ảnh hưởng đến các chức năng ruột trong cơ thể. Uống rượu nhiều có thể khiến bạn phải di tiểu nhiều hơn dẫn đến tình trạng mất nước và các triệu chứng táo bón nặng hơn.”
Bổ sung sắt và calci
"Bổ sung sắt và calci có thể gây táo bón, vì chúng có thể làm chậm các cơn co thắt của hệ thống tiêu hóa" - Joann Kwah, Bác sỹ tại Trung tâm Y tế Montefiore ở New York cho biết. Việc bổ sung vitamin và khoáng chất thường được thực hiện theo khuyến cáo của bác sỹ. Vì vậy nếu bị thiếu sắt và calci trước tiên bạn hãy hỏi bác sỹ về việc bổ sung 2 chất trên qua thực phẩm trước. Nếu cơ thể vẫn thiếu thì bác sỹ sẽ chỉ định bổ sung bằng viên uống bổ sung. Nếu bạn gặp tác dụng phụ khi bổ sung 2 loại khoáng chất này thì nên tham khảo ý kiến của bác sỹ về cách hạn chế tác dụng phụ.
Bổ sung sắt có thể dễ dẫn tới các triệu chứng như khó tiêu, táo bón
Uống thuốc giảm đau
Nếu bạn đang dùng thuốc giảm đau hàng ngày thì bạn có nguy cơ cao bị táo bón. Những loại thuốc này có thể làm giảm nhu động ruột và giảm quá trình hấp thu nước từ ruột và gây nên tình trạng táo nón. Một số loại thuốc gây nên tình trạng táo bón là ibuprofen và naproxen... Nếu bạn bị táo bón sau khi dùng các loại thuốc giảm đau thì hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để đổi loại thuốc nhằm hạn chế táo bón do thuốc giảm đau gây ra.
Dùng quá thuốc nhuận tràng
Mọi người thường sử dụng thuốc nhuận tràng khi bị táo bón tuy nhiên nếu bạn bạn sử dụng quá nhiều thì nó có thể gây nhiều tác hại cho cơ thể. Dùng nhiều thuốc nhuận tràng sẽ làm nhu động ruột yếu dẫn đến táo bón nặng hơn. Ngoài ra dùng nhiều thuốc có thể khiến bạn bị mất cân bằng điện giải, co giật, rối loạn nhịp tim, đau nhức cơ.
Để sử dụng thuốc nhuận tràng an toàn bạn nên sử dụng theo hướng dẫn sử dụng trên hộp thuốc và không sử dụng bất kỳ loại thuốc nhuận tràng nào quá 1 tuần mà không có sự chỉ định của bác sỹ. Khi loại thuốc nhuận tràng bạn đang sử dụng không có tác dụng, bác sỹ sẽ khuyên bạn đổi sang một loại thuốc khác.
Bình luận của bạn