Tập thể dục làm giảm nguy cơ phát triển sỏi mật

Tập thể dục và tăng cường vận động làm hạn chế các triệu chứng cấp tính của sỏi mật.

Giảm cân quá nhanh dễ bị sỏi mật!

Béo phì làm tăng nguy cơ phát triển sỏi mật

Đau quặn hạ sườn phải có phải là bị sỏi mật?

Sỏi mật 23mm phải làm thế nào?

Nhiều người có sỏi mật nhưng không có triệu chứng cấp tính nào xảy ra trong suốt cuộc đời, tuy nhiên, khi bị sỏi mật, phần lớn đều có những triệu chứng như: Đau ngày càng tăng ở phía trên bụng phải, kéo dài từ 30 phút đến vài ngày, đau dưới vai phải hoặc đau lưng ở khu vực gần bả vai... Bạn cần đi khám bác sỹ ngay lập tức khi có cơn đau cấp tính kéo dài hơn 5 tiếng, kèm với sốt, buồn nôn, ói mửa, da vàng nhợt nhạt… Tập thể dục thường xuyên là biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa các triệu chứng của sỏi mật hiệu quả.

Tập thể dục với cường độ cao làm giảm 70% nguy cơ phát triển sỏi mật sau 5 năm

Tập thể dục và nguy cơ sỏi mật

Nếu bạn không có sỏi mật, tập thể dục cường độ cao có thể làm giảm nguy cơ phát triển chúng và những biến chứng có thể xảy ra. Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Tiêu hóa và Gan mật Châu Âu cho rằng, những người tham gia vào các hoạt động thể chất điều độ với cường độ cao làm giảm 70% nguy cơ phát triển sỏi mật sau 5 năm. Những người tập thể dục với cường độ thấp cũng giúp giảm nguy cơ các triệu chứng cấp tính của sỏi mật.

Khi bị sỏi mật có nên tập thể dục không?

Nếu bạn đã có sỏi mật nhưng chưa có triệu chứng, việc tập thể dục điều độ giúp bạn sống chung với những viên sỏi, phòng ngừa được các triệu chứng đau, đầy trướng, chậm tiêu do viên sỏi gây ra, bởi cũng như người chưa có sỏi mật, tăng cường vận động giúp dịch mật lưu thông tốt hơn. Hiện nay, nhiều người bị sỏi mật nhưng chưa có những triệu chứng đau nên chưa chú trọng đến các biện pháp phòng ngừa, có thể dẫn tới những biến chứng nặng về gan mật. Biện pháp hạn chế những triệu chứng cấp tính có thể xảy ra của sỏi mật là bạn cần có chế độ ăn hạn chế calo, ít béo, phối hợp với sử dụng sản phẩm bổ sung giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa tái phát sỏi mật và kết hợp tập luyện những bài tập thể dục phù hợp.

Còn nếu bạn đang có những triệu chứng cấp tính của sỏi mật, chẳng hạn như đau bụng, khó chịu… bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa để biết mình nên tập bài tập nào với cường độ ra sao, tránh tập luyện quá sức làm tăng những cơn đau của sỏi mật. Hãy lắng nghe cơ thể và tập những bài tập thật nhẹ nhàng cho đến khi các triệu chứng giảm, bạn cảm thấy thoải mái hơn. 

Ngọc Hoa H+ (Theo Livestrong)


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa