Thoái hóa điểm vàng thường gặp ở người cao tuổi
Làm thế nào để phòng ngừa thoái hóa điểm vàng?
Thoái hóa điểm vàng có thể điều trị khỏi hẳn không?
Nhận biết thoái hóa điểm vàng ở mắt
Những ai dễ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng?
Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn hãy ngồi trong một căn phòng và nhìn ra khung cửa sổ lớn bằng mắt bên phải trong khoảng 30 giây (dùng tay để che mắt bên trái). 10 giây sau đó, bạn nhìn bằng mắt trái, dùng tay che mắt phải.
Chẩn đoán: Khi bỏ tay ra khỏi mắt, nếu bạn nhìn thấy các cạnh của khung cửa sổ vẫn song song hoặc vuông góc với nhau thì điều đó có nghĩa là mắt bạn không bị thoái hóa điểm vàng. Tuy nhiên, nếu như bạn lại nhận thấy rằng các khung cửa bị méo, không còn song song với nhau nữa, đó là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh thoái hóa điểm vàng. Bạn nên đi gặp bác sỹ nhãn khoa để được điều trị sớm.
Thoái hóa điểm vàng có hai hình thức: Dạng ướt và dạng khô.
Dạng khô là dạng phổ biến nhất – các tế bào nhạy cảm với ánh sáng trong điểm vàng bị vỡ từ từ, làm mờ thị giác trung tâm của mắt bị tổn thương. Nguyên nhân chính xác của thoái hóa điểm vàng dạng khô vẫn chưa xác định được nhưng tình trạng này phát triển theo tuổi của mắt.
Đối với thoái hóa điểm vàng dạng ướt, các mạch máu bất thường phát triển trong mắt gây rỉ máu và protein vào trong các tế bào nhạy cảm (được gọi là bộ phận tiếp nhận ánh sáng) trong điểm vàng gây tổn thương và mù lòa. Thoái hóa điểm vàng dạng ướt được xem là tình trạng thoái hóa ở giai đoạn nặng.
Theo BS. Robin Hamilton – Chuyên gia nhãn khoa, phẫu thuật bệnh viện Moorfields, Anh, thoái hóa điểm vàng khó có thể nhận ra cho đến khi bệnh tiến triển nặng hơn. Đây là một biện pháp tự chẩn đoán đơn giản, giúp bệnh nhân phát hiện sớm căn bệnh này.
Bình luận của bạn