- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Một số bệnh nhân đái tháo đường thường cảm thấy mệt mỏi, mắt nhìn mờ, chóng mặt, rất đói và khát khi mới thức dậy
Sulforaphane từ mầm bông cải xanh sẽ thay thế thuốc đái tháo đường?
Nên làm gì khi chỉ số đường huyết tăng cao?
Cách hạn chế biến chứng mắt do đái tháo đường
Người bị đái tháo đường có nên kiểm tra đường huyết thường xuyên khi bị ốm?
Hiệu ứng Somogyi là gì?
Hiệu ứng Somogyi là tình trạng đường huyết tăng cao vào lúc sáng sớm, gây ra các triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, chóng mặt, suy giảm thị lực,... ở người bệnh. Hiệu ứng Somogyi được đặt theo tên của Michael Somogyi, một nhà nghiên cứu sinh sống ở Hungary, người đầu tiên phát hiện ra và mô tả nó.
Hiệu ứng Somogyi hay xảy ra ở những bệnh nhân đái tháo đường điều trị bằng insulin để duy trì ổn định đường huyết. Sự xuất hiện của hiệu ứng Somogyi có thể là do:
- Tiêm quá liều insulin.
- Không ăn đủ trước khi ngủ.
Cả 2 yếu tố này làm cho lượng đường trong máu xuống quá thấp. Tình trạng hạ đường huyết sẽ kích hoạt cơ thể giải phóng các hormone stress epinephrine (adrenaline), cortisol, hormone tăng trưởng và đặc biệt là glucagon. Glucagon kích hoạt đường dự trữ glycogen trong gan chuyển đổi thành đường glucose hòa vào dòng máu để làm tăng mức đường huyết. Cùng với đó, các hormone stress sẽ khiến mức đường huyết tăng lên một cách nhanh chóng bằng cách làm cho các tế bào ít đáp ứng với insulin (được gọi là kháng insulin).
Phân biệt hiệu ứng Somogyi với hiện tượng tăng đường huyết bình minh
Hiện tượng tăng đường huyết bình minh có triệu chứng tương tự như hiệu ứng Somogyi, tức là đường huyết thường tăng cao vào buổi sáng sớm, khi người bệnh vừa mới thức dậy. Tuy nhiên, khác với hiện tượng tăng đường huyết bình minh, hiệu ứng Somogyi là kết quả của việc lượng đường trong máu trong đêm giảm xuống quá thấp. Cơ thể người bệnh sẽ phản ứng ngay với lượng đường trong máu thấp bằng cách phóng thích một số hormone kích hoạt mức đường tăng cao trở lại.
Hiệu ứng Somogyi là tình trạng đường huyết tăng cao vào lúc sáng sớm
Kiểm tra mức đường trong máu vào lúc 3 giờ sáng và một lần nữa vào buổi sáng sớm có thể giúp người bệnh phân biệt giữa hiệu ứng Somogyi và hiện tượng tăng đường huyết bình minh. Nếu đường trong máu thấp vào lúc 3 giờ sáng, đó là hiệu ứng Somogyi. Nếu lượng đường trong máu cao hoặc bình thường vào khoảng thời gian này, đó là hiện tượng tăng đường huyết bình minh.
Hiệu ứng Somogyi được coi là ít phổ biến hơn so với hiện tượng tăng đường huyết bình minh, nhưng một số nghiên cứu cho thấy đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng đường huyết ở những người bị đái tháo đường type 1.
Phòng ngừa hiệu ứng Somogyi như thế nào?
Cách duy nhất để ngăn ngừa ảnh hưởng Somogyi là tránh tình trạng đường huyết bị xuống thấp trong đêm. Các lựa chọn để ngăn chặn tình trạng này là:
- Điều chỉnh thời gian dùng insulin.
- Giảm liều insulin trước khi đi ngủ.
- Thay đổi loại insulin được sử dụng.
- Ăn một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ.
Nếu người bệnh cần phải tăng liều insulin hàng đêm, nguy cơ mắc phải hiệu ứng Somogyi sẽ tăng lên. Vì vậy, để kiểm tra hiệu ứng Somogyi, xét nghiệm mức đường trong máu lúc 3 giờ sáng có thể cần thiết trong vài đêm đầu sau khi tăng insulin. Nếu liều mới gây ra các vấn đề, bác sỹ có thể đề nghị người bệnh nên tăng liều một cách dần dần để cơ thể có thể điều chỉnh và thích nghi.
M. Hiếu H+ (Theo MNT)
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
* sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
** Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn