Các bác sỹ thực hiện can thiệp. Ảnh: D.P
Vì sao ung thư tuyến tiền liệt là "kẻ giết người thầm lặng"?
Cách đơn giản giúp nam giới ngừa ung thư tuyến tiền liệt
Bụng to làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt
Dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt cánh mày râu nên biết
Bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng tiểu khó, tiểu rặn, cảm giác đi tiểu không hết, tiểu lắt nhắt nhiều lần về đêm... Ông được chẩn đoán tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, dù điều trị với các thuốc nội khoa nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm. Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy kích thước tuyến tiền liệt lớn 59x48x34 mm, chèn ép làm hẹp niệu đạo và vùng cổ bàng quang.
Bác sỹ Trương Hoàng Minh - Trưởng Khoa Ngoại niệu cùng bác sỹ Trần Thanh Vũ - Trưởng đơn vị can thiệp mạch máu và các bác sỹ khoa chẩn đoán hình ảnh đã thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp làm tắc động mạch tuyến tiền liệt cho bệnh nhân.
Tiến sỹ Nguyễn Đình Phú - Phó Giám đốc phụ trách khối ngoại cho biết đây là một kỹ thuật mới được áp dụng đầu tiên tại TP.HCM. Bệnh viện Nhân dân 115 là nơi thứ hai áp dụng kỹ thuật này tại Việt Nam sau Bệnh viện Bạch Mai.
"Phương pháp này hạn chế được các nguy cơ, rủi ro do phẫu thuật mở, đặc biệt xuất tinh ngược dòng và ít rối loạn cương dương, cải thiện chất lượng cuộc sống", bác sỹ Phú chia sẻ. Thời gian nằm viện ngắn, người bệnh có thể xuất viện trong ngày sau khi thực hiện thủ thuật. Chi phí cho can thiệp khoảng 22 triệu đồng.
Chi phí cho can thiệp khoảng 22 triệu đồng. Ảnh: D.P |
Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới 45 đến 75 tuổi, chiếm tỷ lệ 45 - 70% với các triệu chứng tắc nghẽn, kích thích đi tiểu nhiều lần về đêm, tiểu són, tiểu gấp, tiểu không hết, đôi khí bí tiểu... Chất lượng cuộc sống suy giảm, diễn tiến nặng gây tạo sỏi, suy thận và có thể tử vong. Phương pháp điều trị hiện nay là chữa trị nội khoa hoặc can thiệp phẫu thuật cắt đốt nội soi. Tuy nhiên khi phẫu thuật bệnh nhân phải gây mê hồi sức với nhiều nguy cơ sau mổ.
Bình luận của bạn