- Chuyên đề:
- Xơ vữa động mạch
Trầm cảm và bệnh tim mạch - mối quan hệ đa chiều
Làm thế nào để phân biệt căng thẳng và trầm cảm?
Mối liên kết giữa đục thủy tinh thể và trầm cảm ở người già
6 nguyên nhân không ngờ gây đau tim
Dễ tử vong vì hội chứng động mạch vành cấp
Một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị Khoa học hàng năm lần thứ 66 của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy rằng có thể có một mối liên hệ giữa trầm cảm, đau tim và nguy cơ tử vong.
Các nghiên cứu tập trung vào những người được chẩn đoán nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực ổn định hoặc cơn đau thắt ngực không ổn định. Đây là biểu hiện thường gặp của bệnh mạch vành - loại bệnh tim thường gặp nhất và chịu trách nhiệm cho khoảng 365.000 ca tử vong tại Mỹ trong năm 2014 (theo thống kê mới nhất của CDC).
Theo đó, TS. Heidi May - một nhà nghiên cứu dịch tễ học Tim mạch tại Trung tâm Y tế Viện Tim Intermountain (Mỹ) đã điều tra các hồ sơ sức khỏe của gần 25.000 bệnh nhân đăng ký trên hệ thống y tế Intermountain. Những bệnh nhân này cũng được theo dõi lâm sàng trung bình gần 10 năm sau khi được chẩn đoán bị bệnh mạch vành. Nhìn chung, 15% trong số bệnh nhân này cũng được chẩn đoán bị trầm cảm sau khi phát hiện bị bệnh tim.
Sau khi điều chỉnh các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: Tuổi tác, giới tính, sử dụng thuốc, trầm cảm khởi phát, cũng như nhồi máu cơ tim, đau ngực và các biến chứng khác…, các nhà nghiên cứu thấy rằng: Trầm cảm là yếu tố dự báo nguy cơ tử vong mạnh mẽ nhất. Trong thực tế, người bị trầm cảm có khả năng tử vong cao gấp 2 lần so với những người không bị trầm cảm.
Trong số 3.646 người được chẩn đoán bị trầm cảm, có 50% đã tử vong trong thời gian nghiên cứu. Trong khi đó, chỉ có 38% người không bị trầm cảm đã chết trong quá trình nghiên cứu.
Trước đó, các nhà nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa trầm cảm với bệnh tim, và nhận thấy rằng có các xu hướng ảnh hưởng lẫn nhau: Bệnh tim mạch có thể gây ra trầm cảm; Trầm cảm là một trong những yếu tố gây nên bệnh tim; Trầm cảm kết hợp với tim mạch, đặt bệnh nhân vào nguy cơ tử vong. Theo các số liệu thống kê cho thấy: Nguy cơ mắc trầm cảm sau nhồi máu cơ tim cao gấp 3 - 3,5 lần và ở bệnh nhân suy tim cao gấp 4 - 5 lần so với người bình thường; Tỷ lệ trầm cảm trên bệnh nhân suy tim khoảng từ 35 - 38%.
Do đó, kiểm soát bệnh trầm cảm là cách tốt nhất cho những bệnh nhân mắc bệnh tim có thể kéo dài cuộc sống của mình, giảm được nguy cơ tử vong do tim mạch. Bên cạnh đó, cũng cần tích cực ngăn ngừa và điều trị bệnh tim mạch. Ngoài sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sỹ, để phòng bệnh tim mạch, mỗi người nên: Tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường, muối, chất kích thích; Tích cực tham gia các hoạt động thể chất; Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ; Sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ bệnh mạch vành được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên như Đỏ ngọn, Đan sâm, Sơn tra, Bồ hoàng…
Biết Tuốt H+
Gợi ý thực phẩm chức năng hỗ trợ tim mạch: Vương Tâm Thống
Bình luận của bạn