TS.BS. Đào Trung Dũng cùng ekip đang tiến hành phẫu thuật một ca viêm xoang mạn tính - Ảnh: BVCC
Cách phòng bệnh viêm xoang tái phát khi thay đổi thời tiết
Trị viêm xoang cấp tính tại nhà bằng cách nào?
Mách bạn cách khắc phục bệnh viêm xoang tại nhà an toàn, hiệu quả
Ăn gì giúp ngừa viêm xoang tái phát?
Viêm xoang mạn tính là gì?
Đây là bệnh khá thường gặp với tỷ lệ khoảng 5-12% dân số, có thể gặp ở cả người lớn cũng như trẻ em. Do lớp niêm mạc bao phủ trong hốc mũi và hệ thống xoang bị viêm, các chức năng sinh lí của mũi xoang như thở, ngửi, phát âm bị suy giảm, khiến cho bệnh nhân gặp phải nhiều khó chịu như ngạt mũi, chảy mũi mủ, đau nhức vùng mặt, giảm/mất ngửi, ho … ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Một số trường hợp viêm mũi xoang mạn tính còn biến chứng nhiễm trùng vào ổ mắt gây giảm thị lực, hoặc nội sọ như viêm màng não, áp xe não đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Điều trị viêm xoang mạn tính
Điều trị viêm mũi xoang mạn tính gồm có nội khoa (bằng thuốc, liệu pháp sinh học) và điều trị ngoại khoa (phẫu thuật).
Điều trị nội khoa: Theo các chuyên gia Tai-Mũi-Họng, điều trị viêm mũi xoang mạn tính theo nguyên nhân (thường là dị ứng) có thể sử dụng kháng histamine uống, dạng xịt steroid hoặc kháng histamine, thuốc tăng cường miễn dịch. Với những viêm mũi xoang có yếu tố cơ địa, có thể phối hợp thêm vitamine A, D, thuốc kháng histamine...Tuy nhiên, việc điều trị viêm xoang loại này thường chỉ ổn định mà không khỏi được hoàn toàn.
Điều trị ngoại khoa: là can thiệp phẫu thuật nội soi mũi xoang (có chỉ định của bác sỹ), sử dụng các dụng cụ đưa vào qua hai lỗ mũi và hệ thống camera giúp phóng đại hình ảnh để can thiệp trong hốc mũi và các xoang. Nhờ vậy mà phẫu thuật đạt hiệu quả cao, bệnh nhân ít khó chịu sau mổ và nhanh hồi phục hơn.
Khi nào cần phẫu thuật nội soi điều trị viêm xoang mạn tính và ưu điểm là gì?
Hình ảnh trong ca phẫu thuật nội soi viêm mũi xoang mạn tính tại Khoa Tai Mũi Họng BV Bạch Mai (Ảnh: BVCC)
Chia sẻ về ưu điểm của phương pháp phẫu thuật nọi soi mũi xoang trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính, TS.BS Đào Trung Dũng - Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Phẫu thuật nội soi mũi xoang là can thiệp nhằm đạt được hiệu quả tối đa với mức độ xâm lấn tối thiểu. Chính vì thế, hiện nay hầu hết bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính phải phẫu thuật đều được áp dụng phương pháp này".
Các trường hợp được chỉ định phẫu thuật nội soi mũi xoang bao gồm: Viêm mũi xoang mạn tính không đáp ứng (các triệu chứng khó chịu không được cải thiện) với điều trị nội khoa tối ưu; Viêm mũi xoang mạn tính có polyp; Viêm mũi xoang mạn tính do nấm, do dị vật, do khối u; Viêm mũi xoang có biến chứng.
Theo BS Dũng, sau mổ, người bệnh có thể xì mũi ra dịch lẫn máu và ngạt mũi. Đây là diễn biến bình thường sau mổ và sẽ giảm dần trong vòng vài ngày khi người bệnh được hút rửa mũi xoang và dùng thuốc co mạch. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, ăn uống đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước và tuyệt đối tránh tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc sử dụng các đồ uống có cồn, không xì mũi quá mạnh hoặc vận động gắng sức trong vòng 1 tuần đầu vì có thể dẫn đến chảy máu.
Đặc biệt, người bệnh phải tích cực rửa mũi bằng nước muối sinh lí với các dụng cụ phù hợp như bình rửa nhằm làm sạch các cục máu đông, vẩy giúp cho hốc mổ nhanh bình phục.
BS Dũng cũng lưu ý, do viêm mũi xoang mạn tính có nhiều thể khác nhau nên ngay cả khi đã được phẫu thuật thì bệnh viêm mũi xoang vẫn có thể tái phát. Đối với những trường hợp như viêm xoang do nấm không xâm nhập, do răng thì tiên lượng tốt vì phẫu thuật đã cơ bản giải quyết được bệnh tích, cùng với điều trị nội khoa ngắn hạn và người bệnh có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, với những thể khác của viêm mũi xoang mạn tính thì phẫu thuật chỉ là một chặng trong toàn bộ quá trình điều trị, sau phẫu thuật, người bệnh vẫn phải tiếp tục điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sỹ nhằm mục tiêu kiểm soát bệnh, cải thiện chất lượng sống và trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Bình luận của bạn