Phòng đột quỵ do tăng huyết áp: Ngủ cũng phải đúng cách!

Thời gian ngủ đóng vai trò quan trọng đối với việc kiểm soát huyết áp

Đưa trẻ nhập viện ngay khi có dấu hiệu đột quỵ

Ngăn ngừa ung thư, tim mạch, đột quỵ với 6 "siêu thực phẩm"

7 triệu chứng đột quỵ do nắng nóng

Đột quỵ ở trẻ em nguy hiểm hơn người lớn

Bên cạnh béo phì, tuổi cao (trên 55), chế độ ăn nhiều chất béo... thì thời gian ngủ cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

TS. Oluwaseun Akinseye – Bệnh viện Mount Sinai (New York, Mỹ) và cộng sự đã phân tích dữ liệu của 204.000 người bị tăng huyết áp tại Mỹ, dữ liệu này có sẵn từ cuộc Khảo sát phỏng vấn y tế quốc gia (NHIS).

Họ thấy rằng, nguy cơ bị đột quỵ thấp nhất (5%) là ở những người bị tăng huyết áp ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm.

Ở nhóm người bị tăng huyết áp ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi đêm, nguy cơ bị đột quỵ cao hơn gần gấp 3 (14%). Trong khi đó, những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày có nguy cơ cao hơn gấp đôi (11%).

Các nhà nghiên cứu đã so sánh nguy cơ đột quỵ giữa những người có thời gian ngủ quá ít và quá nhiều. Họ kết luận rằng, thời gian ngủ “lành mạnh nhất” là khoảng 7 – 8 tiếng.

Kết quả nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo của Hội Tăng huyết áp Mỹ ngày 15/5/2015 diễn ra tại New York.

Cũng theo một nghiên cứu của Đại học Cambridge (Anh) công bố đầu tháng Năm, những người ngủ nhiều hơn 8 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn 46% so với những người ngủ 8 tiếng/ngày và đối với những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày, tỷ lệ này là 18%.

Các chuyên gia cảnh báo, ngủ quá nhiều có thể là dấu hiệu tiềm tàng của các bệnh liên quan tới tim mạch. Tuy nhiên, thiếu ngủ sẽ làm gián đoạn quá trình trao đổi chất, khiến lượng hormone stress cortisol tăng trong cơ thể, dẫn đến tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ.

Kim Chi H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch