Phòng tránh bệnh cúm khi chuyển mùa

Bác sỹ Hoàng Khánh Toàn

Mẹo hay cần biết để phòng cảm cúm cho bé

Mẹo hay "đánh bay" cảm cúm

Nguyên nhân việc ngửi kém sau khi cảm cúm?

Thực phẩm hay "đánh bay" cảm cúm

Khác với cảm lạnh thường nhẹ, không lây, không để lại di chứng; Cảm cúm rất nguy hiểm, lây lan rất nhanh thành dịch và có thể gây dị tật cho thai nhi.

Khi nhiễm virus cúm, biểu hiện lâm sàng thường là nhức đầu, đau mình mẩy, sốt, ho và mệt mỏi. Triệu chứng đặc trưng là khắp người nhức mỏi như bị đánh 2 - 3 ngày; Sau đó ngứa mũi, hắt hơi liên tục, người mệt mỏi, chán ăn; Tiếp đến là viêm họng, ngây ngấy sốt, đau đầu, đau cơ, sung huyết, ho do viêm long đường hô hấp.

Nếu có bội nhiễm vi khuẩn, hiện tượng mệt mỏi quá sức và ốm yếu có thể kéo dài 3 tuần, và dài hơn nữa ở những người có bệnh mạn tính hay có hệ miễn dịch yếu. Phụ nữ có thai mắc cảm cúm có thể sinh con bị dị dạng như: Sứt môi, hở hàm ếch, thừa ngón tay, chân…

Ghi nhận y học hiện đại chưa có thuốc điều trị triệt để các bệnh do virus gây ra, lý do cơ bản là các virus gây bệnh có khả năng tự biến đổi liên tục để kháng thuốc. Việc điều trị chủ yếu vẫn tập trung vào chữa các triệu chứng, hỗ trợ chức năng sống và nâng cao chức năng hệ miễn dịch. Bệnh chỉ khỏi hoàn toàn khi các virus bị tiêu diệt hết trong cơ thể.

Theo Đại tá, Thạc sỹ, Bác sỹ Hoàng Khánh Toàn - Trưởng Khoa y học cổ truyền Bệnh viện Quân y 108, thực ra không phải là ý thức mà sự thiếu hiểu biết của bệnh nhân chính là nguyên nhân khiến bệnh cúm nói riêng và các bệnh do virus dễ bùng phát.

Có thể kể ra các nguyên nhân chủ yếu là do người dân ăn, uống không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn thức ăn ôi thiu, chưa chín kỹ, dùng nguồn nước không hợp vệ sinh, sống trong môi trường bị ô nhiễm... Ngoài ra, ý thức vệ sinh nhà ở, vệ sinh thân thể kém... cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh sốt phát ban, bệnh tay chân miệng và nhiều dịch bệnh khác phát sinh. Nhất là ở khu vực biên giới, nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động mua bán gia cầm, nếu các ngành chức năng không kiểm soát chặt chẽ, làm tốt khâu kiểm dịch, thì một số dịch bệnh nguy hiểm rất dễ xâm nhiễm vào địa bàn thành phố.

Do đại đa số các bệnh truyền nhiễm do virus hiện nay là chưa có thuốc đặc hiệu. Do đó, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

- Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung.

- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng các thực phẩm thông dụng như tỏi tươi, hành, sữa.

- Các đơn vị y tế trong cần giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ bệnh; Triển khai các hoạt động phòng bệnh chủ động tại nơi có nguy cơ cao thì sự chủ động phòng bệnh của người dân là rất quan trọng.

- Bản thân các bậc phụ huynh nói riêng và người dân nói chung cần tích cực hơn nữa trong công tác phòng, chống các dịch bệnh mùa hè cho trẻ em, như thực hiện tiêm chủng đối với những bệnh có thể phòng được bằng cách tiêm chủng.

- Khi đã bị bệnh cần tránh đi tới chỗ đông người, thực hiện nghỉ ngơi, ăn uống hợp vệ sinh, bổ dưỡng để tăng cường sức khoẻ và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm