Mẹo hay cần biết để phòng cảm cúm cho bé

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ giúp tăng sức đề kháng

Mẹo hay "đánh bay" cảm cúm

Thực phẩm hay "đánh bay" cảm cúm

Sai lầm khiến bệnh cảm cúm mãi không chịu khỏi

6 cách cực đơn giản giúp bạn tránh cảm cúm

Tiêm chủng

Theo các chuyên gia, tiêm phòng cúm là cách tốt nhất giúp bé phòng tránh cảm cúm. Tuy nhiên, nhiều người lại lo rằng chính những mũi tiêm đó khiến bé mắc bệnh. Sau khi tiêm xong, một số bé bị cúm nhẹ, sốt nhưng những triệu chứng này không kéo dài quá 2 ngày sau khi bé được tiêm vaccine. Nếu xảy ra trường hợp trẻ bị cảm cúm ngay sau khi tiêm phòng thì nhiều khả năng trẻ bị virus tấn công trước khi vaccine có đủ thời gian sinh ra chất kháng để chống lại virus.

Rửa tay bằng xà phòng

Rất nhiều vi trùng cư trú trên bàn tay bé trong cả ngày. Nên rửa tay cho bé hoặc nhắc bé rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, xì mũi…

Nhắc bé rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm

Tránh cho trẻ tiếp xúc với bất cứ ai bị bệnh. Tránh cho trẻ đến nơi tụ họp đông người. Nếu bắt buộc phải đến, nên cho bé đeo khẩu trang diệt khuẩn.

Vi khuẩn gây bệnh cảm cúm có thể lây nhiễm cho trẻ từ nước bọt, nước mũi của người bệnh. Nếu trong nhà có người bị hắt hơi, sổ mũi, nên dùng khăn giấy che rồi bỏ khăn giấy đi, tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh sang người khác.

Cho bé vận động ngoài trời

Đừng vì tránh cho trẻ tiếp xúc nơi đông người mà giữ con kỹ quá, chỉ cho con chơi trong nhà. Trên thực tế, tiếp xúc với không khí trong lành, kết hợp với vận động hợp lý sẽ tăng cường sức khỏe cho bé, chống cúm hiệu quả.

Làm sạch đồ chơi cho trẻ

Đồ chơi bằng nhựa nên rửa sạch, phơi khô. Đồ chơi bằng bông, vải cần giặt sạch nếu bẩn, để loại trừ nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bé.

Trị ho bằng tỏi

Khi thấy bé có hiện tượng hơi ho, ho húng hắng hoặc sụt sịt, sổ mũi, mẹ cần điều trị ngay cho bé. Tránh để bé ho và sổ mũi lâu, dễ trở thành bệnh mạn tính.

Mẹ có thể sử dụng tỏi để phòng cúm cho bé bằng cách đập dập tép tỏi, nấu cùng bột/cháo hoặc xào với rau cho trẻ ăn.

Nếu trẻ không chịu ăn đồ ăn có tỏi, mẹ có thể cho bé ngửi mùi tỏi cả ngày cũng có tác dụng: Nhét tép tỏi đã đập dập vào miếng gạc, kẹp vào trong áo của bé cả ngày. Chú ý không để trẻ cầm tỏi bằng tay, có thể trẻ sẽ lấy tay dụi mắt sẽ bị cay mắt. 

Cần tăng sức đề kháng cho trẻ

Để cơ thể trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh mẹ nên đảm bảo bữa ăn của bé đầy đủ dưỡng chất, bổ sung thêm vitamin cho bé, đặc biệt là vitamin C. Mẹ có thể bổ sung vitamin, khoáng chất cho bé từ thực phẩm tự nhiên hoặc các sản phẩm thực phẩm chức năng.

An An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ