Thu hồi thực phẩm gây dị ứng cho trẻ em
Việt Nam đoạt giải đồng cuộc thi ảnh quốc tế về Trẻ em
Hàng nghìn trẻ em Tây Phi mồ côi vì Ebola
15.000 trẻ em nghèo sẽ được mổ tim miễn phí
Hơn 6.000 hộp sữa trẻ em bị “dập” lại hạn sử dụng
Bàn tán xôn xao
Kết thúc phiên tòa, nhiều người dân vẫn nán lại sân nhà thiếu nhi Thủ Đức (TP.HCM) bàn tán.
Phiên tòa đã thu hút nhiều sự quan tâm của người dân, đặc biệt là phụ huynh có con nhỏ. Một số phụ huynh cho rằng 3 năm tù là quá ít so với những gì 2 bảo mẫu đã gây ra.
Bà Trần Thị Mùi (60 tuổi, ngụ tại phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) bức xúc: “Bản án như vậy vẫn là quá nhẹ. Trẻ con ngây thơ có biết gì đâu mà đánh nó".
Cảm xúc giận dữ được khơi dậy, chị Nguyễn Thị Hoa (quận 9) cho rằng: “Phải phạt thật nặng mới làm gương được. Như vậy phụ huynh mới yên tâm gửi trẻ”.
Còn theo cô Trần Thị Yến Oanh (cán bộ hưu trí ngụ tại quận Bình Thạnh): “Nhìn thấy cảnh các bé bị đánh, tôi cũng đau lòng và bức xúc lắm. Tôi nghĩ, 3 năm trong tù, các bảo mẫu sẽ nghĩ lại lỗi lầm của mình. Dù sao họ cũng có con nhỏ, nên cho họ làm lại cuộc đời".
Phụ huynh gián tiếp có lỗi
Xung quanh những lời trách móc, bức xúc của người dân, nhiều phụ huynh tỏ vẻ cảm thông cảm với hậu quả mà 2 bảo mẫu phải nhận.
Không ít phụ huynh khi gửi trẻ đều mong con mình "mau ăn, chóng lớn". Có người còn đóng thêm tiền, dặn dò cô giáo chăm sóc con mình sao cho các bé ăn nhiều bằng mọi cách.
“Bản án như vậy cũng coi như là một bài học thỏa đáng để họ chuộc lại lỗi lầm. Là phụ huynh có con nhỏ, nhiều lúc cho con ăn, nói bé không nghe, tôi cũng đánh cháu một vài cái. Nhưng tôi cũng không đồng tình với cách dạy dỗ trẻ em của hai bảo mẫu này” - chị Trương Minh Hạnh ở quận 9 nói.
Sáng 20/1, chị Lê Thị Nghĩa (công nhân tại Khu công nghệ cao quận 9) đã xin nghỉ việc buổi sáng đến dự phiên tòa. Chị nói:
"Tôi rút ra được nhiều điều. Trong đó, điều tâm đắc nhất là các bậc cha mẹ sau vụ án này cũng phải xem lại mình. Việc ép các cháu ăn bằng mọi cách, đặt các chỉ tiêu này nọ…là gián tiếp ép các bảo mẫu phải tìm cách thực hiện; đẩy họ vào thế cùng đường phải ép các cháu ăn rồi sinh ra bạo lực”
Chia sẻ quan điểm, cô Nguyễn Thị Thanh Tâm, một giáo viên mầm non ở Thủ Đức cho rằng: “Phụ huynh đến gửi con, ai cũng mong các cháu chóng lớn. Nhiều lúc, cho các cháu ăn uống khó khăn, giáo viên thường hay bực dọc, hù dọa để các cháu ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên, không có nghĩa là phải đánh đập để ép ăn. Trẻ con còn ngây thơ, nếu muốn bắt ăn thì có nhiều cách để dạy. Không phải cứ đánh, cứ mắng là bé nghe lời".
Bình luận của bạn