Bà bầu bị sốt cao cần phải hạ sốt ngay
Những việc cần làm ngay và luôn khi bị sốt cao
Bé bị ốm sốt, cảm lạnh, nôn trớ: Phải làm gì?
Bị sốt có lợi gì cho trẻ nhỏ?
Bé bị sốt là phản ứng tốt của cơ thể, bố mẹ đừng quá lo!
Bước tiếp theo bạn cần phải làm là tìm ra nguyên nhân gây sốt. Sốt trong thời kỳ mang thai thường là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe có thể gây hại cho thai nhi.
Bà bầu bị sốt ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
Nếu nhiệt độ cơ thể của bà bầu từ 38 độ C trở lên, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại bệnh nhiễm trùng và cần được điều trị ngay.
Một nghiên cứu thực hiện trên phôi động vật cho thấy bị sốt làm tăng nguy cơ dị tật tim và dị tật hàm ở những con chuột con. Tuy vậy, cần thêm nghiên cứu để xác định xem sốt có làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở người hay không.
Nếu bạn mang thai 3 tháng đầu (tam cá nguyệt đầu tiên) và bị sốt cao hơn 38,8 độ C, hãy tìm cách điều trị ngay. Điều này có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng cho thai nhi đang phát triển trong bụng.
Bà bầu bị sốt có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi
Tại sao bạn bị sốt?
Sốt thường là do nhiễm trùng đường tiểu và các virus đường hô hấp, nhưng các bệnh nhiễm trùng khác cũng có thể là nguyên nhân gây sốt.
Các nguyên nhân gây sốt phổ biến trong thai kỳ gồm:
- Cúm
- Viêm phổi
- Viêm amidan
- Viêm dạ dày ruột (virus dạ dày)
- Viêm thận (nhiễm trùng thận).
Có triệu chứng nào kèm theo sốt không?
Phụ nữ mang thai bị sốt nên chú ý và thông báo với bác sỹ về các triệu chứng kèm, gồm:
- Khó thở
- Đau lưng
- Ớn lạnh
- Đau bụng
- Cứng cổ.
Bạn có bị ngộ độc thực phẩm không?
Ngộ độc thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị sốt. Ngộ độc thực phẩm thường do virus, hoặc vi khuẩn hoặc do hóa chất tồn dư trong thực phẩm. Nếu bị ngộ độc thực phẩm, bạn sẽ bị đau bụng, buồn nôn và nôn. tiêu chảy và nôn mửa đặc biệt nguy hiểm trong thai kỳ vì có thể gây mất nước, co thắt và sinh non.
Các chất điện phân quan trọng bị mất khi nôn mửa và tiêu chảy cần phải được bổ sung. Trong một số trường hợp, mất nước có thể nặng đến mức huyết áp trở nên không ổn định và cần phải nhập viện.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị ngộ độc thực phẩm, hãy đi khám hoặc thông báo với bác sỹ ngay.
Khi đã hạ sốt, nên làm gì tiếp theo?
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã khỏe lại sau khi đã hạ sốt, bạn vẫn nên đi khám và hỏi ý kiến bác sỹ. Phụ nữ mang thai bị sốt không bao giờ là bình thường. Nếu sốt do bệnh do virus, uống thuốc sẽ giúp hạ sốt. Nhưng nếu nguyên nhân là do vi khuẩn, bạn cần phải được điều trị bằng kháng sinh.
Phụ nữ mang thai không nên dùng aspirin hoặc ibuprofen, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sỹ, chuyên gia.
Cách tốt nhất để tránh bị sốt là:
- Rửa tay thường xuyên
- Tránh bị cảm lạnh hoặc cảm cúm - có thể dẫn đến sốt.
- Tránh xa người bị bệnh.
- Tiêm vaccine phòng cúm khi có thể, trừ khi bạn bị dị ứng với protein trứng hoặc đã từng bị dị ứng khi tiêm vaccine phòng cúm trước đó. Vaccine dạng xịt mũi không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai.
Bình luận của bạn