- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Bà bầu cần cẩn trọng khi ăn uống để tránh bị ngộ độc thực phẩm
12 loại thực phẩm có sẵn trong bếp giải cứu cơ thể khỏi ngộ độc thực phẩm
Cả nhà suýt chết vì bát cà muối xổi
Ngộ độc thức ăn gây nhiễm độc thần kinh
Trẻ bị rotavirus dễ nhầm với ngộ độc thức ăn, cảm lạnh
Dấu hiệu bà bầu bị ngộ độc thực phẩm
Khi bị ngộ độc thực phẩm bà bầu sẽ có các dấu hiệu sau: bà bầu bị tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, đau đầu. Trường hợp nặng hơn bà bầu có thể bị co giật và mê sảng. Những dấu hiệu ngộ độc này thường xuất hiện sau ăn khoảng 30 phút hoặc có thể sau 2 – 3 giờ. Trong một số trường hợp, ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện sau khi ăn vài ngày.
Bà bầu bị ngộ độc thực phẩm nguy hiểm thế nào?
bà bầu bị ngộ độc thực phẩm sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiệm trọng, mệt mỏi và mất sức. Sự suy yếu về sức khỏe khi bị ngộ độc thực phẩm có thể khiến mẹ bầu rơi vào trầm cảm, bi quan... Với thai nhi, ngộ độc thực phẩm gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng. Tùy vào độc tính của thực phẩm gây ra cho cơ thể và tùy thuộc vào tuổi thai mà mức độ đe dọa đến sức khỏe thai nhi cũng khác nhau
Mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiệm trọng
Với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, ngộ độc thức ăn có thể dẫn đến hệ quả dọa sảy thai, sảy thai hay thai chết lưu. Trường hợp bạn đang mang thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối, rủi ro sẽ tăng cao, theo đó, thai nhi bị chậm phát triển, thai suy, bị sinh non hoặc chết lưu.
Làm gì khi bà bầu bị ngộ độc thực phẩm?
Khi phát hiện mình có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm, điều đầu tiên bà bầu cần làm là nôn ra hết những món vừa ăn. Để thực hiện được việc này, mẹ bầu nên đưa ngón tay vào cổ họng để kích thích nôn ói. Điều này ngăn cản sự hấp thụ chất độc vào ruột và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Khi bị ngộ độc bà bà bầu nên cố gắng nôn hết những món vừa ăn
Sau khi nôn ói, mẹ bầu nên lập tức đi khám để được theo dõi và điều trị kịp thời. Nếu tình hình trầm trọng, bác sỹ có thể chỉ định bạn rửa ruột bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Để giải độc cho cơ thể, phương pháp hấp thụ chất độc bằng than hoạt tính sẽ được áp dụng. Trong lúc này, việc bù nước và chất điện giải là cực kỳ quan trọng. Mẹ bầu nên chịu khó bổ sung nước và thuốc theo toa của bác sỹ, tranh thủ nghỉ ngơi, thư giãn để nhanh chóng hồi phục.
Trong trường hợp thai nhi bị tác động đáng kể và có các dấu hiệu như dọa sảy thai hay dọa sinh non mẹ bầu sẽ được chăm sóc thai riêng biệt và cẩn thận. Các bác sỹ có thể kê cho bà bầu các loại thuốc giảm gò tử cung như salbutamol, spasfon… để bảo vệ cho cả mẹ và bé..
Bà bầu nên lựa chọn thực phẩm kỹ càng để phòng ngộ độc thực phẩm
Bà bầu nên làm gì để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm?
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm bà nầu nên tránh ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín hoặc chưa được tiệt trùng; Không ăn các loại thức ăn làm bằng gỏi sống, thức ăn qua đêm hay thức ăn không được bảo quản kỹ, thức ăn chuyển màu, có mùi ôi thiu.
Khi chọn thực phẩm, chú ý những thực phẩm còn tươi, mới chế biến có dán nhãn mác rõ ràng và có địa chỉ và cơ sở sản xuất có uy tín và được cấp giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên dùng các loại thực phẩm không có nguồn gốc, thực phẩm đã hết hạn sử dụng. Chú ý, luôn rửa tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi bao gồm vịt, bò, lợn, chó, mèo và gà… vì đây là những loài vật có khả năng lây nhiễm cao.
Ngoài ra, để tránh ngộ độc thực phẩm bà bầu nên hạn chế ăn ngoài hàng quán vỉa hè, bởi đây là một trong những tiềm ẩn nguy cơ cao mắc ngộ độc thực phẩm ở bà bầu. Nếu bất khả kháng, bạn nên ăn ở những cửa hàng có giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm. Không ăn ở nơi công cộng, không sạch sẽ. Ngừng ăn nếu thấy trong đồ ăn có “dị vật”.
Bình luận của bạn