- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
- Kinh nghiệm nuôi con
Trẻ bị sốt để ngăn ngừa virus phát triển và tăng miễn dịch
Bé bị ho và sốt cao, có phải bị viêm phổi?
8 lưu ý trước khi dùng Paracetamol hạ sốt cho trẻ
Video: Bác sỹ BV Bạch Mai hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị sốt cao co giật
Co giật do sốt cao ở trẻ em có dễ bị tái phát?
Một nghiên cứu gần đây được đăng trên Tạp chí Pediatrics cho thấy có 91% các bậc cha mẹ được khảo sát cho rằng sốt có thể gây ra những tác động tiêu cực với trẻ, 56% người chăm sóc trẻ cảm thấy lo lắng khi trẻ bị sốt, 89% cha mẹ đã cho con dùng thuốc giảm sốt như acetaminophen và ibuprofen trước khi nhiệt độ đạt đến 38,8 độ C.
Tiến sỹ, bác sỹ nhi Ari Brown, ở Austin, Texas (Mỹ), là người phát ngôn của Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) nói: Không có gì hại nếu bạn không tìm cách điều trị sốt cho trẻ.
Bị sốt có lợi ích gì?
Sốt tức là cơ thể trẻ đang chiến đấu chống lại một số loại nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm trùng tai. Thậm chí sốt còn là điều tốt. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Allergy and Clinical vào tháng 2/2004 cho thấy, trẻ em bị sốt trong năm đầu tiên của cuộc đời ít bị dị ứng hơn so với trẻ không bị sốt.
Nếu bé sốt cao, quấy khóc nhiều, hãy đưa bé đi khám!
Theo AAP, sốt có thể giúp cơ thể trẻ chống lại nhiễm trùng. Nhiều vi khuẩn gây bệnh hoạt động tốt nhất khi cơ thể ở nhiệt độ bình thường. Khi sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao khiến vi khuẩn không tăng sinh thêm nữa. Sốt cũng làm tăng hệ miễn dịch của trẻ, kích thích sự sản sinh các tế bào bạch cầu. Thậm chí, sốt có thể làm giảm thời gian mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh, cảm cúm.
Nhiều bậc cha mẹ lo ngại sốt có thể có những tác hại, nhưng trường hợp này rất hiếm. Bộ não có một cơ chế điều chỉnh để ngăn ngừa các cơn sốt do các bệnh nhiễm trùng gây ra tăng cao hơn 40,5 - 41,1 độ C. Nhiệt độ cơ thể phải vượt quá 42,2 độ C mới gây hại. Nhiệt độ cao như vậy chỉ gặp trong các trường hợp đặc biệt, như rối loạn thần kinh trung ương hoặc say nắng.
Khi nào nên hạ sốt?
Chỉ nên hạ sốt khi sốt gây khó chịu (thường phải sốt trên 38,8 hoặc 39,5 độ C). Chỉ có 4% trẻ bị sốt cao - gây mất trí nhớ tạm thời, mắt co giật, hoặc trợn mắt - khi động kinh xảy ra cũng không gây hại lâu dài.
Con của bạn trông như thế nào quan trọng hơn việc đọc chính xác nhiệt độ trên nhiệt kế. Ngay cả khi bạn không hạ sốt cho trẻ, bạn cũng cần theo dõi trẻ. Những biểu hiện của trẻ có thể giúp bác sỹ chẩn đoán bệnh chính xác hơn, khi có cái gì đó nghiêm trọng hơn có thể xảy ra.
Làm sao giúp trẻ thoải mái hơn?
Sốt cao có thể khiến trẻ khó chịu. May mắn là hầu hết trẻ không cảm thấy điều này cho đến khi sốt 38,8 - 39,5 độ C.
Nếu trẻ sốt cao, hãy cho trẻ dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để hạ sốt, nhưng nhớ dùng đúng liều lượng ghi trên bao bì. Nghiên cứu cho thấy, nhiều bậc cha mẹ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt quá thường xuyên và với liều lượng quá cao, có thể gây tổn thương gan (với acetaminophen), tổn thương thận (vớ ibuprofen).
Đừng bao giờ cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên dùng aspirin khi bị sốt, vì sự kết hợp của aspirin và virus có thể dẫn đến hội chứng Reye- một rối loạn gan hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong. Sau 18 tuổi, nguy cơ này hầu như biến mất.
Một vài biện pháp hạ sốt khác là cho trẻ uống đồ uống mát, đặt quạt gần giường để không khí luân chuyển, tắm bồn tắm nước ấm. Hãy nhớ rằng, cách tốt nhất giúp trẻ cảm thấy thoái mái là ôm hôn.
Khi nào nên đưa trẻ đi khám?
Nên đi trẻ đi khám hoặc gọi điện cho bác sỹ, nếu:
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi bị sốt, nhiệt độ đo ở hậu môn của bé từ 38 độ C trở lên. Theo bác sỹ Nhi Ari Brown, trẻ sơ sinh có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng, sốt là dấu hiệu của những triệu chứng này.
- Sốt hơn nhiều 5 ngày.
- Sốt cao kèm theo lơ mơ - bé trở nên lờ đờ, không phản ứng, không giao tiếp bằng ánh mắt hoặc nói chung trông bé thật sự ốm.
- Sốt cao kèm theo bất kỳ triệu chứng nào của viêm màng não như: Phát ban da không bình thường, đau đầu nghiêm trọng, nhầm lẫn, cổ cứng hoặc đau.
- Khóc không dứt.
Bình luận của bạn