Bộ Y tế yêu cầu thanh tra các điểm bán que thử ung thư (Ảnh minh họa)
Dễ như mua.... que thử ung thư "siêu rẻ siêu nhanh"
Phòng ung thư tuyến tiền liệt bằng 5 phương pháp tự nhiên
Điều cần biết về ung thư tuyến giáp
10 bệnh ung thư đang rình rập tấn công người Việt
Cụ thể, theo thông báo của Vụ Trang thiết bị - Công trình y tế, đơn vị này chỉ cấp phép cho 2 sản phẩm thử để phát hiện nhanh một số chất liên quan đến bệnh ung thư. Đây là que thử mang tính chất định tính; Không gọi là que thử phát hiện ung thư. Hai sản phẩm được cấp phép là Bioline AFP (phát hiện định tính AFP trong huyết tương hoặc huyết thanh người) và SD Bioline CEA (phát hiện định tính CEA trong huyết tương hoặc huyết thanh người).
Trước thông tin phản ánh việc kinh doanh, sử dụng, quảng cáo mặt hàng sản phẩm phát hiện sớm một số loại ung thư hiện nay, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị các Sở Y tế các tỉnh tiến hành thanh tra, kiểm tra các cơ sở đang kinh doanh, sử dụng, quảng cáo các mặt hàng này trên địa bàn, đồng thời tuyên truyền và cung cấp thông tin đến cộng đồng để người dân tránh hiểu không đúng về giá trị thực của các sản phẩm trên.
Đến nay chưa có tài liệu nào công bố về độ chính xác của que thử ung thư, chưa cơ quan chức năng nào khẳng định về chất lượng sản phẩm và không loại trừ khả năng có cả hàng giả, hàng nhái. Chính vì thế, để chẩn đoán ung thư, nguời bệnh phải đến các cơ sở y tế để các bác sỹ chuyên khoa thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán như xét nghiệm sinh hoá, miễn dịch, huyết học, chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán tế bào học và chẩn đoán mô bệnh học.
Các bác sỹ khuyến cáo bệnh nhân nếu quá tin vào kết quả của que thử ung thư có nguy cơ bỏ lỡ thời điểm vàng chữa bệnh, dẫn đến "tiền mất tật mang". Tiêu chuẩn vàng được áp dụng trên toàn thế giới để phát hiện một người bị ung thư hay không cần một số bước cơ bản như khám lâm sàng với bác sỹ chuyên khoa, xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh để xác định các bất thường, sau đó lấy mẫu bệnh phẩm sinh thiết sẽ xác định được loại ung thư và độ tiến triển.
Bình luận của bạn