Tuyến giáp có chức năng sản xuất hormone quy định nhịp tim, nhiệt độ, tâm trạng,…
2/3 bệnh nhân ung thư tuyến giáp là phụ nữ
Thuốc kéo dài thời gian sống cho người bệnh ung thư tuyến giáp
Trà hoa cúc làm giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp có thể sống lâu
2/3 người mắc ung thư tuyến giáp dưới 55 tuổi
Hầu hết bệnh nhân ung thư tuyến giáp có độ tuổi dưới 55. Khoảng 2% gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Ung thư tuyến giáp đứng hàng thứ 2 sau ung thư vú về mức độ phổ biến.
Phụ nữ dễ mắc ung thư tuyến giáp
Phụ nữ chiếm 75% các trường hợp ung thư tuyến giáp. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng có thể do sự rối loạn các hormone, cụ thể là estrogen trong cơ thể giữa những năm dậy thì và mãn kinh.
Triệu chứng thường âm thầm
Hầu hết các bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người bệnh có thể có cảm giác khó chịu hoặc sờ thấy cục ở cổ.
Ung thư biểu mô nhú phổ biến nhất
Khoảng 80% bệnh nhân ung thư tuyến giáp được chẩn đoán ung thư biểu mô nhú, thường lây lan đến các hạch bạch huyết ở cổ. Bệnh có thể được điều trị thành công và hiếm khi gây tử vong nếu được phát hiện sớm.
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến giáp
Bức xạ đầu cổ, như chụp X-quang tại vùng đầu cổ là một trong số những yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp. Các yếu tố khác có thể là nghề nghiệp, như làm việc tại nhà máy điện hạt nhân hoặc nhà máy thử nghiệm vũ khí, có chế độ ăn ít iod, yếu tố di truyền,…
Chế độ ăn ít iod có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp
Siêu âm chẩn đoán ung thư tuyến giáp
Tương tự như kỹ thuật siêu âm thai giúp theo dõi sự phát triển của em bé, siêu âm vùng cổ có thể giúp các bác sỹ phát hiện những dấu hiệu bất thường ở tuyến giáp.
Chụp cắt lớp phát xạ positron (chụp PET) cũng có tác dụng chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Chụp PET thường được sử dụng để xác định xem ung thư tuyến giáp đã lan rộng hay chưa bởi kỹ thuật có thể tìm và phát hiện ung thư trên khắp cơ thể.
Các phương pháp điều trị
Phẫu thuật là điều trị chính trong hầu hết các trường hợp ung thư tuyến giáp. Những rủi ro gặp phải trong quá trình phẫu thuật có thể ảnh hưởng tới các dây thần kinh kết nối với các dây âm thanh, dễ gây tê liệt dây thanh quản, khàn giọng, hoặc khó thở.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần phải uống thuốc thay thế hormone tuyến giáp để duy trì sự trao đổi chất bình thường của cơ thể. Bác sỹ sẽ kiểm tra nồng độ hormone bằng xét nghiệm máu vài tháng một lần để xác định liều lượng thuốc thích hợp.
Điều trị bằng iod phóng xạ (RAI) là kỹ thuật chuyên biệt giúp tiêu diệt các tế bào ung thư trong mô tuyến giáp. Trước khi trải qua phương pháp điều trị này, bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống ít iod, một yếu tố cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp.
Ngoài ra, còn có kỹ thuật Chemo và xạ trị tia bên ngoài. Tuy nhiên, cả hai phương pháp chỉ được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt, đơn cử như một số người bệnh ung thư tuyến giáp không có điều kiện phù hợp với kỹ thuật RAI.
Kỹ thuật Chemo là phương pháp truyền hóa chất qua tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị tia bên ngoài có thể là một lựa chọn nếu người bệnh không thể trải qua phẫu thuật và ung thư vẫn tiếp tục phát triển sau khi điều trị iod phóng xạ.
Bình luận của bạn