Cả hai vợ chồng đều phải khám vô sinh nếu quan hệ tình dục thường xuyên trong vòng 1 năm mà không có thai (Ảnh minh hoạ)
Nguyên nhân chủ yếu làm tăng tỷ lệ vô sinh
Teo tinh hoàn, có còn cơ hội làm cha?
Tinh dịch màu vàng có bị vô sinh?
Vị Lương y chuyên trị căn bệnh hiếm muộn
Nghề nào dễ gây hiếm muộn?
Những ai phải khám hiếm muộn?
Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, quan hệ thường xuyên (3, 4 lần/tuần) không dùng biện pháp tránh thai trong vòng 1 năm (hoặc 6 tháng nếu người nữ trên 35 tuổi) mà chưa có thai, thì có thể nghĩ đến khả năng bị vô sinh. Bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám, tìm hiểu nguyên nhân.
Khả năng vô sinh ở nam và nữ giới là ngang nhau, vì vậy, cả hai vợ chồng đều phải đi khám.
Thời điểm đi khám
Ngày thích hợp nhất để khám với nữ là ngày thứ 4 – 5 của vòng kinh. Nên kiêng quan hệ từ 3 - 5 ngày trước khi khám.
Khả năng vô sinh ở nam và nữ giới là ngang nhau, vì vậy, cả hai vợ chồng đều phải đi khám (Ảnh minh hoạ)
Các bước khám vô sinh
Hỏi bệnh: Trước khi vào khám cụ thể, bác sỹ sẽ hỏi các cặp vợ chồng về thời gian, tần suất quan hệ tình dục, tiền sử gia đình, thể trạng, bệnh lý (nếu có) của cả hai người.
Khám lâm sàng: Bác sỹ khám cơ quan sinh dục của cả nam và nữ. Đối với nam, sẽ khám tinh hoàn, dương vật xem có bất thường nào không. Đối với nữ, bác sỹ sẽ khám cổ tử cung, thành âm đạo bằng các thiết bị y tế chuyên dụng. Ngoài ra, bác sỹ cũng kiểm tra buồng trứng bằng cách đưa ngón trỏ và ngón giữa vào trong âm đạo.
Cả hai người phải xét nghiệm máu trước khi tiến đến các bước tiếp theo.
Các xét nghiệm, siêu âm
Đối với nam giới: Tiến hành lấy tinh trùng và xét nghiệm tinh dịch đồ.
Tinh dịch đồ là một trong những xét nghiệm cơ bản nhất và không thể thiếu khi một cặp vợ chồng vô sinh đi thăm khám. Thông qua tinh dịch đồ, người ta có thể đánh giá sơ bộ khả năng sinh sản của người chồng, hướng tới những xét nghiệm cần làm tiếp theo và đưa ra phương cách điều trị.
Hướng dẫn lấy tinh trùng: Để thu được mẫu tinh trùng tốt nhất và phản ánh đúng nhất chất lượng tinh trùng, cần tuân theo các hướng dẫn cụ thể sau:
- Kiêng quan hệ: 3 - 5 ngày.
- Trước khi lấy tinh trùng, người chồng phải có tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
- Sau khi nhận 1 lọ vô trùng đặc biệt để đựng tinh trùng, người chồng nên đi tiểu sạch, rửa tay và bộ phận sinh dục rồi mới đến phòng lấy tinh trùng của khoa hiếm muộn.
- Thực hiện lấy bằng tay theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Lấy tinh trùng tại phòng lấy tinh trùng của khoa: thực hiện bằng tay theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Không dùng biện pháp giao hợp gián đoạn vì có thể gây thất thoát và nhiễm bẩn tinh trùng.
- Sau khi thu được toàn bộ tinh trùng, cần đậy kín nắp lọ và chuyển ngay đến phòng xét nghiệm.
- Nếu lấy tinh trùng tại nhà, sau khi xuất tinh vào lọ, cần giữ ấm lọ ở nhiệt độ cơ thể bằng cách nắm trong lòng bàn tay (30-40 độ C). Chuyển ngay đến phòng xét nghiệm trong vòng 60 phút kể từ lúc xuất tinh.
Thông qua tinh dịch đồ, người ta có thể đánh giá sơ bộ khả năng sinh của người chồng
Đối với nữ giới:
Sau khi xét nghiệm nội tiết tố, bác sỹ sẽ tiến hành siêu âm nang, noãn,
Cách thức tiến hành: Đi tiểu sạch, sau đó vào buồng siêu âm. Khi lên bàn siêu âm, người bệnh lấy 1 tờ giấy trải lên gối nằm. Đặt mông lên gối, đầu hướng phía trên. Siêu âm thường được thực hiện vào những ngày đầu của chu kỳ kinh. Ở người bình thường thì 2 buồng trứng có khoảng 5-8 nang noãn. Nếu siêu âm thấy dưới 5 nang noãn ở hai buồng trứng, chứng tỏ có giảm dự trữ buồng trứng, nghĩa là chức năng của buồng trứng suy giảm. Sau khi siêu âm, bác sỹ sẽ chụp buồng tử cung, vòi trứng để biết về hình dạng buồng tử cung và tình trạng của vòi trứng.
Tùy theo các kết quả xét nghiệm ban đầu, bác sỹ sẽ có giấy hẹn tái khám và có thể cho bạn thực hiện một số các xét nghiệm hoặc thủ thuật khác nhằm giúp chẩn đoán nguyên nhân hiếm muộn đồng thời sẽ có hướng điều trị phù hợp.
Bình luận của bạn