Thay đổi lối sống giúp điều trị rung nhĩ hiệu quả hơn

Thay đổi lối sống lành mạnh giúp bạn kiểm soát bệnh rung nhĩ

Top 5 cách điều trị bệnh rung nhĩ, rối loạn nhịp tim

Những bài thể dục tốt nhất cho người bệnh rung nhĩ

Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ tăng huyết áp, rung nhĩ

19 tip thay đổi chế độ ăn uống giúp bạn kiểm soát rung nhĩ

Tránh các chất kích thích

Caffeine là một chất kích thích có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương và làm tăng nhịp tim của bạn. Tốt hơn hết bạn nên hạn chế các loại đồ ăn, đồ uống chứa nhiều caffeine như: Chocolate, cà phê, trà, nước ngọt, nước tăng lực.

Ngoài ra, các chất kích thích có trong thuốc lá cũng có thể kích hoạt cơn rung nhĩ. Bỏ thuốc sẽ là lựa chọn tốt nhất bạn có thể làm cho trái tim của mình.

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Nếu đã được chẩn đoán rung nhĩ, bạn cần đặc biệt cẩn thận với những thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Tốt nhất người bệnh rung nhĩ vẫn nên ăn nhiều rau củ quả, các loại ngũ cốc nguyên hạt, protein (từ thịt nạc, cá, quả óc chó, sữa ít béo)…

Người bệnh rung nhĩ nên có chế độ ăn lành mạnh, tốt cho tim mạch

Nếu bạn phải dùng thuốc làm loãng máu (Wafarin), bạn nên thận trọng với thực phẩm giàu vitamin K trong bữa ăn. Các thực phẩm này có thể khiến thuốc kém hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh rung nhĩ cũng nên tránh các thực phẩm gây viêm nhiễm không tốt cho tim. Các thực phẩm cần tránh bao gồm: Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh giàu carbohydrate tinh chế, muối, chất béo bão hòa, mì chính…

Không uống nhiều rượu

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, uống nhiều đồ uống có cồn có thể làm tăng nhịp tim, tăng nguy cơ phát triển bệnh rung nhĩ. Nguyên nhân là do uống nhiều rượu bia gây mất nước, mất cân bằng điện giải và khiến tim đập bất thường.

Uống nhiều rượu bia có thể làm tăng nhịp tim

Tốt hơn hết, người bệnh rung nhĩ nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước dừa. Nước dừa giàu magne và kali, ít natri, rất phù hợp để kiểm soát nhịp tim cho người bị rung nhĩ.

Hạn chế gluten trong thực phẩm

Một nghiên cứu tại Thụy Điển chỉ ra rằng, tình trạng nhạy cảm với gluten, không dung nạp gluten có thể liên quan tới bệnh rung nhĩ. Tiêu thụ các thực phẩm giàu gluten có thể gây viêm nhiễm, làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn nhịp tim.

Hãy thử ngừng ăn bánh mì, mì ống… và các thực phẩm giàu gluten khác. Thay vào đó, hãy chọn các thực phẩm an toàn hơn như: Gạo, ngô, khoai tây, các loại đậu, hạt quinoa…

Tập thể dục vừa phải

Tập thể dục có thể giúp giảm căng thẳng, giúp kiểm soát nhịp tim, tuy nhiên tập thể dục quá sức lại có thể gây ảnh hưởng xấu. Tốt hơn hết, bạn chỉ nên tập các bài tập vừa sức, phù hợp với tình trạng bệnh và đảm bảo nghỉ ngơi phù hợp.

Hãy xem xét các bài tập yoga, đi bộ, bơi lội… Các bài tập nhẹ nhàng này vừa tốt cho tim mạch, vừa giúp bạn thư giãn để ổn định nhịp tim.

Dùng thảo dược Khổ sâm hỗ trợ điều trị rung nhĩ

Rung nhĩ xảy ra là do sự rối loạn dẫn truyền điện trong tim và các buồng tim hoạt động không nhịp nhàng. Để điều trị rối loạn nhịp tim trong y học cổ truyền, một loại thảo dược là Khổ sâm cũng được sử dụng phổ biến. Khổ sâm có tác dụng điều chỉnh lại các rối loạn dẫn truyền trong tim, cân bằng nồng độ điện giải ở tế bào cơ tim và giảm tính kích thích cơ tim.

Thảo dược này có cơ chế tác động tương tự nhóm thuốc chẹn beta giao cảm nhưng ức chế chọn lọc thụ thể beta trên cơ tim nên người bệnh hen suyễn vẫn sử dụng được. Khổ sâm có thể được kết hợp thêm với các khoáng chất như Taurine, Magie nhằm làm tăng hiệu quả kiểm soát nhịp tim.

Vi Bùi H+

Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương với thành phần chính là Khổ sâm kết hợp Đan sâm, Vàng đằng, Taurine, Magie… giúp giảm và ổn định nhịp tim, giảm các triệu chứng trống ngực, hồi hộp, khó thở… cho người bệnh rung nhĩ, rối loạn nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rối loạn thần kinh tim.

Top 5 cách điều trị bệnh rung nhĩ, rối loạn nhịp tim - Ảnh 8

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch