- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Chị Phùng Thị Khuyến (Vĩnh Phúc) từng khổ sở vì rối loạn thần kinh tim mà không biết
Bổ sung magne có giúp giảm các cơn đánh trống ngực?
Hồi hộp, đánh trống ngực có phải do răng khôn gây nhiễm trùng?
Người bị rối loạn thần kinh tim không nên ăn gì?
Cách điều trị tim đập nhanh, chân tay run hiệu quả?
Bị đánh trống ngực, lo âu, mất ngủ nhưng đi khám không thể tìm ra đúng bệnh
Chị Phùng Thị Khuyến (sinh năm 1981, sinh sống tại xã Hợp Thịnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc) cho biết cách đây tầm 5 năm, chị hay bị đánh trống ngực, người mệt mỏi, hay thấy lo âu, căng thẳng tới mức đêm đến không ngủ được. Tình trạng này diễn ra thường xuyên khiến chị Khuyến không thể tập trung làm ăn. Lo lắng mình bị bệnh tim, chị đi khám và thấy may mắn khi bác sỹ chẩn đoán chỉ bị rối loạn lo âu, thiếu máu lên não.
Tuy nhiên, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ một thời gian, chị Khuyến thấy các triệu chứng đánh trống ngực, lo âu… vẫn không hề thuyên giảm. Chị quyết định đi khám thêm tại một vài bệnh viện khác nhưng cũng không thể xác định được vấn đề mình đang gặp phải.
Không bỏ cuộc, chị Khuyến quyết định tự tìm hiểu về các triệu chứng mình gặp phải trên mạng. Vô tình tìm hiểu được về tình trạng rối loạn thần kinh tim, chị Khuyến nhận thấy đây đúng là các triệu chứng mình đang gặp phải. Tuy nhiên, khoảng thời gian từ những ngày đầu mới xuất hiện triệu chứng, đi khám rồi may mắn tự tìm ra được vấn đề của chị Khuyến cũng phải mất tới 3 - 4 năm.
Trên thực tế, rối loạn thần kinh tim có thể xảy ra dù trái tim không có bất cứ tổn thương nào. Do đó, việc siêu âm tim, đo điện tâm đồ… vẫn cho kết quả bình thường, khiến nhiều người không được chẩn đoán đúng tình trạng mình đang gặp phải.
Chị Khuyến thấy mình may mắn khi tìm được cách cải thiện căn bệnh rối loạn thần kinh tim
Các dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo rối loạn thần kinh tim
Dù không phải một bệnh tim thực thể, rối loạn thần kinh tim vẫn có thể gây ra các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, đau tức ngực… như nhiều bệnh tim mạch khác. Các triệu chứng này có thể khiến bạn thấy rất khó chịu, làm ảnh hưởng tới khả năng làm việc, suy giảm chất lượng cuộc sống. Về lâu dài, rối loạn thần kinh tim còn có thể khiến bạn thay đổi tính nết, dễ tỏ ra cáu gắt, bực bội hơn.
Chị Phùng Thị Khuyến chia sẻ, trong khoảng thời gian chưa phát hiện ra mình bị rối loạn thần kinh tim chị rất hay bị mất ngủ về đêm, hay trằn trọc, căng thẳng, bực bội trong người. “Khoảng năm 2015 tôi có bắt đầu tự kinh doanh. Tuy nhiên, do mới bắt đầu thử kinh doanh nên tôi cũng phải lo nghĩ nhiều, thấy áp lực nhiều. Thời gian đó tôi cứ hay lo nghĩ về đêm, rồi dần dần cũng bị mất ngủ từ đợt đó”, chị Khuyến nhớ lại.
Tình trạng tim đập nhanh, đánh trống ngực, mệt mỏi kéo dài cũng khiến chị Khuyến mất dần tinh thần làm việc. “Nhiều khi bán hàng đông khách tôi còn tỏ ra cáu kỉnh, bực bội vô lý với cả khách hàng. Biết là mình không đúng nhưng thực sự tôi cũng thấy khổ sở, tuyệt vọng ghê lắm vì trong người cứ khó chịu, đau tức ngực mà không biết mình bị bệnh gì. Đặc biệt những khi phải tiếp xúc với nhiều người, tôi còn thấy hồi hộp, áp lực, tức ngực mãi một lúc lâu sau mới hết”, chị Khuyến chia sẻ.
May mắn tìm được cách cải thiện rối loạn thần kinh tim nhờ sản phẩm thảo dược
Từ ngày biết mình bị rối loạn thần kinh tim, chị Khuyến cũng được chồng con động viên nên nghỉ ngơi nhiều hơn, đừng quá lo nghĩ tới công việc hay cuộc sống gia đình. Nhờ có chỗ dựa tinh thần vững chắc, chị Khuyến cũng quyết định tạm gác lại công việc kinh doanh một thời gian, dành nhiều thời gian rảnh để gặp gỡ bạn bè, tham gia vào các hoạt động văn nghệ của làng, xã…
Chia sẻ về tình trạng của mình với bạn bè, chị được một người bạn thân giới thiệu về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương có chứa khổ sâm, đan sâm, hoàng đằng… Tìm hiểu thấy sản phẩm dùng được cho người hay bị đau tức ngực, khó thở, người bị rối loạn thần kinh tim, chị Khuyến thấy tin tưởng hơn và quyết định mua về dùng thử.
Uống được khoảng 5 ngày chị Khuyến bắt đầu thấy các triệu chứng của mình có xu hướng chuyển biến tích cực dần lên, bớt đau tức ngực, hồi hộp, lo âu, căng thẳng. Đôi lúc các triệu chứng vẫn diễn ra nhưng chỉ một lúc là hết, không còn kéo dài lâu như trước đây. Uống được khoảng 1 tháng chị thấy tình trạng của mình được cải thiện nhiều, dễ ngủ hơn, không còn hồi hộp, lo lắng ở nơi đông người nữa.
Chị Khuyến chia sẻ: “Trong suốt 4 - 5 năm chung sống với rối loạn thần kinh tim, tới bây giờ tôi mới thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn nhiều so với trước đây. Nhờ không còn đau tức ngực, hồi hộp mà giờ tôi đã có thể ngủ ngon giấc, giữ được tinh thần thoải mái hơn”.
Vi Bùi H+
Thông tin bài viết và hình ảnh được phóng viên Health+ trực tiếp ghi nhận. Tổ chức/cá nhân không đăng tải lại nội dung bài viết khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí.
Bình luận của bạn