Viagra làm giảm đau bàng quang ở phụ nữ
Phòng rụng tóc ở phụ nữ sau sinh
Thực phẩm giàu chất béo có hại với đàn ông hơn phụ nữ
Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội
Nam giới dễ mắc bệnh hô hấp hơn phụ nữ
"Chưa hoàn toàn hợp lý"
Theo một chuyên gia nghiên cứu về giới, việc đưa ra danh sách cấm này là chưa hoàn toàn hợp lý.
Bởi trong xã hội hiện tại, có khá nhiều những người phụ nữ đang làm việc trong nhóm nghề ở danh sách này. Ví dụ, những người phụ nữ làm nghề mổ tử thi, lái xe có tải trọng lớn, hay nghề khuân vác...
Họ làm công việc đó với một niềm đam mê để thỏa thú ưa mạo hiểm, và họ cũng cho rằng mình có đủ khả năng, đủ sức khỏe để làm tốt những công việc đó.
Hay đối với nhiều phụ nữ khác, dù có không thích làm công việc trên, nhưng họ vẫn làm với sự tự nguyện là bởi vì những công việc đó chính là cần câu cơm, là lựa chọn duy nhất mà họ có thể làm để mưu sinh.
“Vậy thì tại sao lại cấm, nếu đưa ra lệnh cấm thì nhiều phụ nữ sẽ thất nghiệp, hoặc phải làm những công việc mà mình không yêu thích. Bởi với những phụ nữ không thấy mình phù hợp với công việc như trên, hoặc đã có những lựa chọn khác, thì họ đã tự rời đi chứ không cần đến lệnh cấm của các cơ quan chức năng” – chuyên gia nghiên cứu này nói.
Theo quy định phụ nữ không được làm nghề bốc vác trên 50kg.
Bà Đoàn Thị Thẩm là một phụ nữ hiếm hoi của ngành y tế thực hiện công việc mổ tử thi. Bà Thẩm, hiện đang làm việc tại Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Cao Bằng, cho biết đây là công việc quá sức của phụ nữ, vậy nhưng bà đã thực hiện công việc này rất nhiều năm rồi và bà thật sự gắn bó với công việc.
Chia sẻ trên báo chí, bà Thẩm nói: “Tôi không nhớ mình đã mổ bao nhiêu tử thi trong hơn chục năm qua, dù có không ít những lúc cảm thấy rất tủi thân, nhưng chưa bao giờ nghĩ mình sẽ thôi không làm công việc này nữa” - bà nói. Bà Thẩm cũng cho biết bà chưa biết gì về thông tư mới này, nhưng “nếu cơ quan sắp xếp một công việc khác thì tôi cũng sẵn lòng làm”.
Tuy nhiên, ông giám đốc Trung tâm Pháp y Cao Bằng, thừa nhận là có nghe nói đến việc bảo vệ sức khỏe chị em nhưng ông không hề biết đến thông tư của Bộ LĐ-TB&XH. Ông Đông cho biết hiện tại cả tỉnh Cao Bằng chỉ có ba cán bộ pháp y mổ tử thi. “Theo quy hoạch cán bộ thì cần phải có ít nhất bốn người. Trung tâm chưa bao giờ đủ người cả, nhưng nếu pháp luật quy định như thế thì phải bố trí công việc khác cho chị Thẩm sau khi có ý kiến chỉ đạo của sở” - ông Đông nói.
Cũng theo thông tin trên báo chí, Vân, một công nhân kéo cá ở chợ Bình Điền cho hay, nếu không kéo cá nữa cô chỉ còn đường về quê làm ruộng. "Làm việc khác nhẹ nhàng hơn nhưng tiền công kiếm được chỉ đủ mình em ăn, không còn để gửi về quê cho bố mẹ và bốn đứa em nữa”.
Hằng ngày, cứ 1g sáng, Vân bắt đầu vào chợ kéo cá. Tiền công cho mỗi khay cá nặng từ 11-15kg Vân kéo được là 3.000 đồng. Vân kể: “Mỗi chuyến em phải cố chất lấy 4-6 khay để được 12.000-15.000 đồng. Chuyến nhẹ chừng 50kg, còn phải kéo khoảng 70-80kg/chuyến cũng là chuyện bình thường. Kéo đến chừng 6g sáng được 150.000-200.000 đồng”.
Theo các chủ vựa cá ở đây, có những công việc như kéo cá từ xe vào kho có thể thay phụ nữ bằng đàn ông nhưng những việc sơ chế, xử lý hải sản thì không thể thay thế. Có người tỏ ra lo lắng khi biết có quy định trên: Mỗi đêm, vựa nhỏ cũng phải mướn 5-10 người, vựa lớn thì mướn cả mấy chục người. Giờ mà cấm, chúng tôi biết tìm đâu ra lao động bù vào?”.
"Không thực tế"?
Danh sách 77 việc phụ nữ không được làm đã gây ngạc nhiên cho nhiều người. Độc giả Huy Đ. nêu ý kiến trên báo Tuổi trẻ: "Tôi cảm nhận đây có thể tiếp tục là một văn bản không được ứng dụng trong thực tế, làm tăng thêm những “văn bản không có hiệu lực” của Nhà nước và làm giảm sự nghiêm minh của pháp luật.
Tôi cũng đặt ra câu hỏi là 77 nghề này đã được khảo sát như thế nào, đánh giá về tác động xã hội học ra sao? Việc đưa ra danh sách này dựa trên cảm quan của cơ quan ban hành văn bản hay được đo bằng các thông số điều tra xã hội học hay đo lường bằng thông số khoa học kỹ thuật? Tôi cho rằng cơ quan ban hành cần phải có những câu trả lời cụ thể như vậy mới đưa ra được những quyết định sát với đời sống người lao động".
Trên một số diễn đàn, quy định này cũng đang được đưa ra bàn tán xôn xao. Thành viên Zero... từ Diễn đàn Otofun cho rằng: "Em thấy bất bình đẳng quá, tưởng như đang bảo vệ phụ nữ nhưng thực ra là đang tước đi quyền lao động, mưu sinh của biết bao nhiêu người".
Thành viên yourdalink thì chia sẻ: "Quan điểm của em là chỉ phụ nữ có thai và đang cho con bú mới nên cấm làm một vài việc nguy hiểm nào đó. Còn lại cứ để quan hệ xã hội tự điều chỉnh. Vì nhiều phụ nữ khỏe và giỏi hơn nam giới".
Bình luận của bạn