Rượu có hại cho sức khỏe nhưng có lợi cho tâm trạng?

Rượu có hại như thế nào tới thần kinh?

Người bị tăng huyết áp có được uống rượu tỏi?

Rượu: Tác nhân hàng đầu gây mụn trứng cá

Rượu vang, trà và cà phê tốt cho sức khỏe hơn bạn vẫn nghĩ!

Bỏ túi "bí kíp" hạn chế tác hại của rượu bia

1. Uống rượu để thấy hưng phấn

Rượu giống như tất cả các chất gây nghiện khác (cannabis, heroin, cocaine, thuốc tâm thần, ecstasy, LSD…) có thể làm tăng giải phóng dopamine, hay nói cách khác là ngăn chặn sự thoái hóa dopamine trong não.

Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh của khoảng 0,3% số neurone trong não kiểm soát cử động. Sự yếu kém của chúng sẽ gây ra các run rẩy đặc thù của bệnh Parkinson.

Dopamine kích thích não và khiến bạn hưng phấn. Sự gia tăng dopamine cũng một phần làm người ta thích uống rượu và nghiện rượu, tương tự như thuốc phiện.

Tuy nhiên, không phải những ai từng một lần thử qua rượu cũng trở nên lệ thuộc vào bó. Các nhà thần kinh học xếp các đối tượng uống rượu theo 2 loại: Loại có khuynh hướng tránh các sự mới lạ, stress, kích thích quá mức và loại ham thích cảm giác mạnh. Những người thuộc loại sau có khuynh hướng uống rượu, nghiện ngập và họ tiết ra dopamine nhiều hơn loại người trước. Khi lượng dopamine giảm thấp, họ cảm thấy có nhu cầu phải đưa nó trở về mức dễ chịu cũ. Nếu không được đáp ứng, neurone không có thời gian để sản xuất lại dopamine, người nghiện rượu sẽ bị đau đớn và không thoải mái, thậm chí mụ mị đầu óc.

Không dễ để chữa cai nghiện rượu thành công, những hạnh phúc lâng lâng mà rượu mang lại chỉ là ảo và không bền.

2. Uống rượu để giảm stress, căng thẳng

Căng thẳng được sinh học trung gian bởi các đồi thượng thận trục tuyến yên - một hệ thống thông tin phản hồi giữa não và tuyến yên và tuyến thượng thận.

Khi cơ thể bị stress sẽ kích hoạt hệ thống hormone của cơ thể theo trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận và sinh ra các đáp ứng khác nhau. Khi tuyến yên bị kích thích sẽ giải phóng CRH và kích thích thùy trước tuyến yên giải phóng ACTH để “chỉ huy” tuyến thượng thận tiết ra các hormone chống lại tình trạng stress của cơ thể. Khi lượng ACTH tăng lên, tuyến thượng thận sẽ tiết ra hai hoạt chất cơ bản tham gia vào quá trình chống lại stress là Adrenaline và Cortison.

Uống rượu hại thần kinh

Nếu áp dụng đúng, có liệu trình rõ ràng và được thực hiện bởi các bác sỹ, chuyên gia y tế giỏi, rượu có thể thúc đẩy sản xuất Adrenaline và Cortison, từ đó giúp giảm stress, xua tan căng thẳng và giảm đau.

Nhưng khi uống rượu quá nhiều có thể kích thích cơ thể gia tăng sản xuất một số các homrone căng thẳng bao gồm corticosterone và corticotropin. Có nghĩa là, nếu uống nhiều rượu, bạn sẽ còn căng thẳng và stress hơn nữa.

3.  Uống rượu để quên buồn

Khi tâm trạng buồn chán, nhiều người thường tìm đến rượu để giải tỏa. Tuy nhiên, giải toả đâu chưa thấy, uống rượu thường xuyên có liên quan với trầm cảm, lo âu và nhiều vấn đề tinh thần khác. Thực tế, ước tính 1/3 các ca tự tử có liên quan đến rượu.

Rượu có thể khiến rối loạn chức năng não. Nó làm thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh trong não, tác động đến hành vi, cảm xúc và các quá trình trong cơ thể. Rượu ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh glutamate và GABA. Glutamate làm tăng hoạt động não và tăng năng lượng. Khi chất này bị ức chế, các chu trình vận động của não trở nân chậm hơn. Đồng thời, nó làm tăng sản sinh GABA, chất có liên quan với giảm lo âu, trấn tĩnh và dễ ngủ.

Tất cả những điều này có nghĩa là ở người thường xuyên uống rượu, lời nói và cử động sẽ trở nên chậm chạp vì những vùng khác nhau của não không phối hợp được với nhau, đó là lý do tại sao chúng ta nói ngọng, không thể đưa ra quyết định và hay ngủ gật.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp