Ký sinh trùng Plasmodium falciparum có thể khiến sốt rét tái phát sau nhiều tháng
Dòng chảy Sức khỏe+: Việt Nam đặt mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030
Việt Nam là điểm sáng phòng chống sốt rét trong khu vực
Sốt xuất huyết và sốt rét gây hại thế nào cho phụ nữ mang thai?
Mỹ phát hiện các ca sốt rét đầu tiên sau 20 năm
Đã nhiễm sốt rét sẽ không có nguy cơ tái nhiễm?
Thực tế, sốt rét có thể tái phát nhiều lần. Ở Việt Nam, hai loại ký sinh trùng Plasmodium (P.) phổ biến là P.falciparum và P.vivax. Trong đó, tỷ lệ P.falciparum cao hơn ở các vùng rừng đồi núi và ven biển phía Nam (từ Phan Thiết trở vào), còn P.vivax chiếm đa số ở vùng đồng bằng và ven biển nước lợ từ Phan Thiết trở ra. Sốt rét có thể lặp lại nếu lần nhiễm trước đó người bệnh không được điều trị dứt điểm hoặc điều trị bằng thuốc không hiệu quả, dẫn đến tình trạng kháng thuốc.
Ký sinh trùng P.falciparum khiến sốt rét có thể xuất hiện trở lại sau từ 3 - 6 tháng ở những người đã có miễn dịch một lần. Mầm bệnh có thể ngủ (hypnozoite) ký sinh ở trong gan sẽ hoạt hóa, phát triển và giải phóng vào máu các ký sinh trùng non (merozoites) gây nên sự tái phát sau vài tuần, thậm chí có thể sau 9 đến 10 tháng.
Bệnh sốt rét chỉ lây lan trong mùa mưa?
Theo một nghiên cứu vào năm 2020 đến từ Đại học Oxford, mặc dù sốt rét và các bệnh do véc-tơ truyền (các bệnh lây truyền qua trung gian là sinh vật mang mầm bệnh) thường được gọi là “monsoon diseases" (thuật ngữ y học ám chỉ các bệnh phổ biến vào mùa mưa do điều kiện môi trường thuận lợi cho sự lây lan của các tác nhân gây bệnh), nhưng ký sinh trùng sốt rét cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện vào mùa khô.
Chẳng hạn, P.vivax “thích nghi” với mùa khô bằng giai đoạn ủ bệnh kéo dài ở gan. Ở giai đoạn này, ký sinh trùng có thể không hoạt động trong gần chín tháng trước khi nhân lên nhanh chóng trong máu ở giai đoạn lây nhiễm.
Bệnh sốt rét dễ lây truyền từ người sang người?
Nguy cơ duy nhất khiến sốt rét lây trực tiếp từ người sang người là truyền máu hoặc ghép tạng từ bệnh nhân sốt rét. Phương thức lây truyền chủ yếu của bệnh là thông qua trung gian - muỗi Anopheles. Khi muỗi Anopheles đốt người bị nhiễm bệnh, nó có thể truyền ký sinh trùng sốt rét sang cho nạn nhân tiếp theo qua những vết đốt. Ngoài ra, các nhà khoa học khuyến cáo ký sinh trùng sốt rét ở linh trưởng có thể gây bệnh cho người.
Bên cạnh đó, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), sốt rét không thể truyền sang trẻ sơ sinh qua việc cho con bú. Tuy nhiên, nhiễm sốt rét khi mang thai có thể gây ra một số rủi ro cho cả mẹ và thai nhi, chẳng hạn như: thiếu máu ở mẹ, sảy thai, sinh non, chậm phát triển trong tử cung hay nhẹ cân.
Như vậy, con đường lây truyền sốt rét chủ yếu là thông qua muỗi. Diệt muỗi, diệt bọ gậy, loăng quăng và tránh bị muỗi đốt là cách phòng ngừa tốt nhất. Tuy nhiên, cũng có nhiều thông tin cho rằng, ăn một số thực phẩm như tỏi có thể xua đuổi muỗi. Điều này là sai lầm.
Tỏi được biết là có hàm lượng cao hợp chất chứa lưu huỳnh. Mặc dù tỏi có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm nhưng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy nó có tác dụng đuổi muỗi. Trong một nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Đại học Connecticut năm 2005, một nhóm đối tượng được yêu cầu ăn tỏi và giả dược vào những ngày khác nhau. Đồng thời, họ được cho tiếp xúc với muỗi mỗi ngày trong quá trình thử nghiệm. Kết quả thu thập cho thấy không có bằng chứng đáng kể nào về khả năng xua muỗi của tỏi.
Bình luận của bạn