Ung thư là sự phân chia vô hạn của các tế bào, tạo thành các khối u
Sinh con muộn giảm nguy cơ ung thư buồng trứng
Vitamin D làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy
Dự báo ung thư vú bằng quét MRI
Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến
Không chỉ có bác sỹ chuyên khoa về ung thư mới cần có hiểu biết về ung thư mà những người bệnh, những người có nguy cơ mắc căn bệnh này đều phải nắm vững các kiến thức về căn bệnh này, để phòng bệnh cho bản thân mình và những người thân yêu.
TS. Linda Nebeling - PGĐ Chương trình Nghiên cứu hành vi tại Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ sẽ cho bạn những kiến thức cơ bản để đề phòng căn bệnh nguy hiểm này.
Ung thư có khả năng di truyền
Gene ung thư di truyền khi được kích hoạt sẽ bắt đầu gây bệnh ung thư
Nếu trong gia đình bạn có một người bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư thì điều đó có nghĩa rằng, nguy cơ bạn mắc bệnh ung thư đó sẽ cao hơn so với những người bình thường khác. Mặc dù, không phải tất cả các bệnh ung thư đều có nguyên nhân là do di truyền nhưng nếu các bác sỹ xét nghiệm ung thư cho bạn mà quên hỏi về tiền sử gia đình của bạn, hãy nhắc họ.
Khám sàng lọc sớm với những bệnh nhân trong gia đình có tiền sử ung thư
Khám sàng lọc để phát hiện sớm ung thư đang cứu hàng triệu tính mạng bị mắc căn bệnh này trên toàn thế giới đặc biệt là ung thư vú, ung thư cổ tử cung...
Khi biết gia đình bệnh nhân có tiền sử mắc ung thư, bác sỹ sẽ tính toán mức độ ảnh hưởng, di truyền và đưa ra lời khuyên về việc kiểm tra sức khỏe. Ví dụ, nếu mẹ và chị gái của bạn mắc ung thư vú trước 50 tuổi, bác sỹ sẽ khuyên bạn nên bắt đầu sàng lọc chụp quang tuyến vú trước tuổi 40.
Yếu tố công việc ảnh hưởng đến ung thư
Theo TS. Nebeling, thông tin về công việc rất quan trọng, ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư của bạn. Những môi trường làm việc như nhà máy lọc dầu hoặc mỏ than, những môi trường chứa chất gây ung thư có thể tác động xấu đến việc kích hoạt các gene gây ung thư trong cơ thể. Chuyên gia Nebeling khuyên bạn nên nói chuyện với bác sỹ về những nơi bạn từng làm việc (kể cả việc làm thêm), những nơi bạn có khả năng tiếp xúc với hóa chất, cho dù là các loại khí đốt...
Dấu hiệu ung thư trên da
TS. Nebeling cho biết: "Da là một trong những bộ phận nếu kiểm tra sẽ dễ dàng nhận ra bệnh tật nhất trên cơ thể chúng ta". Ông cho rằng nhiều bệnh nhân không chịu tự kiểm tra da cho đến khi xuất hiện một vết thương không lành lại được, đi khám mới tá hỏa vì biết mình bị ung thư da. Bác sỹ sẽ chỉ cho bạn những kiến thức cơ bản nhận biết những vùng da tổn thương hoặc nốt ruồi bất thường.
Poplyp gây ung thư
Theo BS. Therese Bevers - Giám đốc y tế Trung tâm phòng chống Ung thư, Đại học Texas (Viện Anderson), Mỹ, có 2 dạng polyp thường gặp nhất là polyp tăng sản và polyp tuyến. Polyp tăng sản thường có kích thước nhỏ, hay gặp ở đoạn cuối đại tràng, rất ít khi trở thành ác tính. Còn polyp tuyến (adenomatous) là loại polyp bạn nên quan tâm vì không phải tất cả các polyp loại này đều phát triển thành ung thư nhưng chúng được coi là tiền ung thư.
Người bị u tuyến nên đi khám sàng lọc thường xuyên hơn, cứ 3 - 5 năm/lần tùy thuộc khối lượng và kích thước khối u. Trong khi đó, người có polyp tăng sản chỉ nên khám sàng lọc 10 năm một lần.
Làm xét nghiệm di truyền
Việc làm xét nghiệm di truyền để xác định ung thư là rất tốn kém và đôi lúc là không cần thiết. TS. Nebeling cho rằng, những người có họ hàng hoặc thành viên có quan hệ huyết thống trực tiếp (cha, mẹ, anh chị em, con cái) mắc ung thư, thì bạn mới nên tiến hành những xét nghiệm này.
Thuốc lá gây ung thư phổi
Khẩu hiệu này được đăng hầu hết trên tất cả các bao thuốc lá trên toàn thế giới bằng đủ các thứ tiếng khác nhau. Nếu bạn có thói quen hút thuốc thì hãy cho bác sỹ biết để sàng lọc ung thư phổi không nên che dấu bởi chỉ có phát hiện sớm ung thư mới có thể làm cho bạn có cơ may thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Giảm nguy cơ ung thư
Nếu lịch sử bệnh tật gia đình hoặc những công việc đã làm trong thời gian qua là không thể thay đổi, thì thói quen, lối sống lành mạnh hơn là điều bạn nên thay đổi để giảm rủi ro. Bác sỹ có thể đưa ra lời khuyên, cho bạn biết những hoạt động lành mạnh tác động lớn đến nguy cơ ung thư của bệnh nhân. Ví dụ: Bỏ thuốc lá, bôi kem chống nắng, ăn nhiều trái cây, rau quả, tập thể dục thường xuyên, tránh thức uống có cồn…
Bình luận của bạn