Súc miệng bằng dầu cải thiện sức khỏe răng miệng thế nào?

Súc miệng bằng dầu là cách chăm sóc răng miệng dễ thực hiện tại nhà

Dầu dừa có tốt cho răng miệng không?

Cần lưu ý gì khi lựa chọn nước súc miệng bảo vệ răng lợi?

Tự làm nước súc miệng giảm mảng bám, cải thiện hơi thở có mùi hôi

Có nên cho trẻ dùng nước súc miệng thảo dược?

Có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại trong miệng

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), miệng của chúng ta là nơi sinh sống của khoảng 700 loài vi khuẩn và nấm. Bên cạnh những lợi khuẩn, có những hại khuẩn (chẳng hạn như Streptococcus mutans) có thể gây sâu răng và bệnh nha chu (bệnh nướu răng).

Trong một nghiên cứu được công bố năm 2019 trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (National Library of Medicine - NLM), 75 thanh thiếu niên thực hành súc miệng bằng dầu mè đã giảm đáng kể lượng vi khuẩn Streptococcus mutans sau 15 ngày. Kết quả này tương đương với những sinh viên dùng nước súc miệng kháng khuẩn.

Một nghiên cứu khác cho thấy tác dụng tương tự khi 60 thanh niên súc miệng với dầu dừa giúp giảm đáng kể vi khuẩn đường miệng sau 2 tuần.

Mặc dù vẫn chưa xác định được chính xác cơ chế tác động khi súc miệng bằng dầu. Một số giả thuyết cho rằng dầu tạo ra tác dụng giống như xà phòng và làm sạch răng, nướu; Dầu làm giảm sự tích tụ mảng bám và khiến vi khuẩn khó bám hơn; Dầu cũng có thể có tác dụng chống oxy hóa hoặc giống như kháng sinh,

Có thể giữ cho nướu khỏe mạnh

Súc miệng bằng dầu dừa có thể hỗ trợ điều trị viêm nướu

Súc miệng bằng dầu dừa có thể hỗ trợ điều trị viêm nướu

Súc miệng với dầu hỗ trợ làm sạch vi khuẩn có hại trong miệng do đó có thể giúp giữ cho nướu khỏe mạnh, thậm chí có thể cải thiện sức khỏe nướu ở người mắc viêm nướu. Viêm nướu xảy ra khi mảng bám và vi khuẩn tích tụ gây nhiễm trùng, dẫn đến nướu sưng đỏ và chảy máu. Viêm nướu nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm nha chu.

Điều trị viêm nướu thường gồm sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn, súc miệng với dầu có thể đem lại tác dụng tương tự. Theo một nghiên cứu được công bố trên NLM, thanh thiếu niên bị viêm nướu súc miệng bằng dầu dừa làm giảm đáng kể mảng bám sau 1 tháng. Dầu có thể kháng virus và kháng khuẩn mạnh khi kết hợp với các enzym tiêu hóa trong miệng. Dầu dừa chứa acid lauric - một loại acid béo biến thành chất kháng khuẩn và chống viêm khi trộn với nước bọt.

Một nghiên cứu khác công bố trên NLM, trẻ em bị viêm nướu súc miệng bằng dầu mè đã có những cải thiện về tình trạng viêm nướu và mảng bám sau 1 tháng tương tự như những trẻ sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn hoặc có lợi khuẩn.

Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn và ở đa dạng nhóm tuổi để hiểu rõ cơ chế tác dụng của súc miệng bằng dầu có thể giữ cho nướu khỏe mạnh.

Cải thiện hơi thở có mùi

Súc miệng bằng dầu có thể hỗ trợ giảm hôi miệng

Súc miệng bằng dầu có thể hỗ trợ giảm hôi miệng

Theo một bài báo gần đây công bố trên StatPearls, ước tính có khoảng 50% người dân ở Hoa Kỳ mắc chứng hôi miệng, còn gọi là hơi thở có mùi. Súc miệng bằng dầu có thể giúp bạn có được hơi thở thơm tho bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng.

Một nghiên cứu trên 20 trẻ em cho thấy, trẻ súc miệng bằng dầu mè 1 lần/ngày trong 2 tuần đã giảm đáng kể vi sinh vật gây ra chứng hôi miệng, kết quả này tương tự như những người tham gia sử dụng chlorhexidine - một chất khử trùng thường được dùng để điều trị viêm nướu.

Cần nhiều nghiên cứu lớn hơn và ở nhiều nhóm tuổi để khẳng định khả năng cải thiện chứng hôi miệng của súc miệng bằng dầu.

Có thể cải thiện sức khỏe tổng thể

Răng miệng khỏe mạnh là một phần quan trọng của sức khỏe tổng thể. Theo phòng khám Cleveland (Hoa Kỳ), các vấn đề về răng và lợi có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm bệnh tim và đột quỵ. Vi khuẩn từ răng và nướu có thể đi vào máu, gây nhiễm trùng và viêm ở các vùng khác của cơ thể, bao gồm cả tim, dù điều này không phổ biến. Mối liên hệ giữa súc miệng bằng dầu và sức khỏe tổng thể cần được nghiên cứu thêm. 

Lưu ý: Súc miệng bằng dầu không thể thay thế cho việc đánh răng 2 lần/ngày trong 2 phút bằng kem đánh răng có fluoride và dùng chỉ nha khoa 1 lần/ngày. Nếu bạn đang cân nhắc súc miệng với dầu, bạn nên tham khảo ý kiến nha sĩ trước khi áp dụng.

 
Nguyễn Thanh (Theo Everyday Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt