- Chuyên đề:
- Thoái hóa cột sống
Ngăn ngừa và cải thiện chứng đau lưng bằng thói quen sinh hoạt lành mạnh
9 động tác giãn cơ giúp giảm đau lưng dưới hiệu quả
5 biện pháp giúp cải thiện tình trạng đau lưng ngay tại nhà
7 cách giúp cải thiện cơn đau lưng, đau cổ do ngồi nhiều
Nguyên nhân đau lưng dưới và các phương pháp điều trị
Vận động nhiều hơn
Cơ thể con người cần duy trì vận động đều đặn trong ngày để các khớp linh hoạt, máu lưu thông hiệu quả đến các cơ bắp. Nếu bạn lười vận động, giữ nguyên tư thế trong thời gian dài, tình trạng cứng cơ, cứng khớp dễ dẫn đến đau lưng và cột sống.
Để vận động nhiều hơn, bạn chỉ cần tạo những thói quen tốt như: Đi thang bộ thay vì thang máy, chọn vị trí đỗ xe xa hơn một chút, hoặc hẹn giờ đứng dậy khỏi bàn làm việc sau 60 phút làm việc. Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, chỉ cần vận động 11 phút/ngày cũng giúp bạn kéo dài tuổi thọ.
Thay đổi tư thế liên tục
Khi chúng ta liên tục sử dụng bên tay/chân thuận của mình, các cơ bắp bên còn lại sẽ yếu dần đi. Áp lực dồn lên một nửa cơ thể cũng dễ gây ra chấn thương, đặc biệt là ở vùng lưng của bạn. Vì vậy, khi thực hiện các hoạt động thường ngày như mở cửa, xách túi đồ, mang vác nặng… bạn cũng nên cân nhắc luân phiên đổi bên.
Cải thiện tình trạng mất cân bằng
Cơ thể người trải qua tiến hóa để thực hiện các hoạt động một cách cân bằng, có thể thay đổi luân phiên giữa hai bên thân người. Khi tính đối xứng này bị lệch về một phía, bạn sẽ gây nhiều áp lực lên các cơ bắp ở một bên lưng và cột sống, dễ dẫn tới chấn thương.
Khi đi bộ, đạp xe hay bơi lội, bạn nên để ý tư thế của mình để nhận ra những dấu hiệu bất đối xứng. Ví dụ, người thuận chân phải có chân phải khỏe hơn, đẩy xuống đất mạnh hơn khi bước nên gót giày sẽ mòn nhanh hơn. Một số bài tập một chân có thể giúp bạn cải thiện tình trạng lệch cơ và khả năng thăng bằng.
Tránh gù lưng
Duy trì tư thế ngồi chuẩn giúp lưng và cột sống khỏe mạnh, giảm nguy cơ đau lưng. Thói quen đứng, ngồi gù lưng gây ra sự thay đổi trong cấu trúc đốt sống, dần dần tạo thành áp lực đè nặng lên các cơ quan xung quanh.
Ngay khi phát hiện mình đang ngồi gù lưng, bạn nên hít thở sâu vài nhịp để đưa xương sườn về vị trí thoải mái hơn, sau đó đẩy nhẹ vai về phía sau, ngực ưỡn ra trước.
Hạn chế stress
Căng thẳng, áp lực về mặt tinh thần là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn tới đau lưng. Mỗi ngày, bạn có thể dành vài phút để thiền định, tập thái cực quyền, tập thở… để giải tỏa stress. Đây là những thói quen lành mạnh được chứng minh hiệu quả hỗ trợ giảm đau lưng.
Chủ động thay đổi
Nếu bạn là người thường xuyên gặp phải những cơn đau nhức vùng lưng, hãy sớm lên kế hoạch điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh với thực phẩm giàu calci, vitamin D và các vi chất cần thiết cho xương khớp.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới triệu chứng đau lưng như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa… Bạn nên thăm khám sớm để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó tìm ra cách can thiệp phù hợp.
Bình luận của bạn