Suy tim: Các dấu hiệu cảnh báo

Suy tim khiến các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ máu dẫn đến mệt mỏi

Phòng ngừa suy tim sau nhồi máu cơ tim

Suy tim do bệnh cơ tim giãn

Bị suy tim nên tập thể dục thế nào?

Infographic: 7 bước để có một trái tim khỏe mạnh

Dưới đây là các dấu hiệu suy tim phổ biến nhất mà bạn nên ghi nhớ:

1. Khó thở khi gắng sức

Phổ biến nhất là khó thở khi vận động, sau đó là khi nghỉ ngơi và thậm chí trong khi ngủ (đến đột ngột và đánh thức bạn trong đêm). Nguyên nhân là do hoạt động của trái tim không bắt kịp nhu cầu máu của cơ thể, khiến máu tràn ngược vào trong tĩnh mạch phổi và có thể rò rỉ vào phổi.

Người bệnh thường thấy khó thở khi nằm ngửa và phải kê cao đầu, ngực. Tình trạng khó thở cũng gây mệt mỏi, lo lắng và bồn chồn vào sáng hôm sau. 

2. Ho khan dai dẳng hoặc khò khè

Ho khan

Khi suy tim, máu luân chuyển chậm và gây thoát dịch. Tại phổi, dịch ứ tại phổi sẽ kích thích phản xạ ho. Triệu chứng người bệnh thường gặp là ho khan dai dẳng hoặc thở khò khè, đôi khi ho ra chất nhầy – máu có màu trắng hoặc hồng.

3. Phù

Phù do suy tim thường thấy ở chân, mắt cá chân, cẳng chân. Khi suy tim nặng bạn có thể thấy tăng cân nhanh hoặc có thể nhận thấy đôi giày vẫn đi bỗng nhiên chật chội… Nguyên nhân là do khi suy tim, máu từ các tĩnh mạch trở về tim khó khăn và khiến chất lỏng tích tụ trong các mô. Bên cạnh đó, suy tim cũng ảnh hưởng đến khả năng thải muối natri và nước của thận, khiến nước bị tích trong các mô và gây phù. 

4. Mệt mỏi

Khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ thể, máu sẽ được ưu tiên phân phối cho các cơ quan quan trọng như tim và não. Các cơ quan ít quan trọng hơn hoặc xa tim sẽ nhận được lượng máu hạn hẹp. Vì thế, người bệnh thường xuyên thấy mệt mỏi, cho dù là khi thực hiện các hoạt động đơn giản thường ngày như leo cầu thang, đi mua sắm hoặc đi bộ. 

5. Ăn không ngon, buồn nôn

Ăn không ngon, buồn nôn

Hệ tiêu hóa cũng bị liệt vào danh sách “ít quan trọng” nêu trên và không nhận được đủ máu để hoạt động. Điều này gây ra một loạt vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, ăn không ngon, buồn nôn…

6. Suy giảm trí nhớ, kém tập trung

Sự thay đổi nồng độ các chất có trong máu, chẳng hạn như natri có thể gây lú lẫn, suy giảm trí nhớ hoặc kém tập trung. Người nhà bệnh nhân sẽ nhận ra triệu chứng này đầu tiên.

7. Tim đập nhanh

Trái tim đập nhanh hơn để “bù đắp” sự mất mát do giảm hiệu suất bơm gây ra. Người bệnh có thể cảm thấy tim đang đập rộn ràng trong lồng ngực. Tình trạng này kéo dài có thể gây rối loạn nhịp tim nhanh.

Suy tim thường được gọi là hội chứng, bởi nó không phải là bệnh mà là hậu quả của nhiều bệnh tim mạch khác nhau. Đồng thời nó bao gồm nhiều dấu hiệu khác nhau và đôi khi ít đặc trưng. Vì vậy, những người đang mắc bệnh tim mạch là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị suy tim, họ nên điều trị tốt các bệnh này, có lối sống khoa học và luyện tập thường xuyên để phòng ngừa suy tim, bên cạnh đó có thể sử dụng thêm các thảo dược có lợi cho tim như Đan sâm, Vàng đằng, cao natto hay cung cấp thêm năng lượng cho tim từ L-carnitin để tim khỏe hơn mỗi ngày.

Kim Chi H+ (Theo Heart)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch