Suy tim do bệnh cơ tim giãn

Cơ tim giãn là hình thức phổ biến nhất của bệnh cơ tim

Bị suy tim nên tập thể dục thế nào?

Thuốc chống trầm cảm có thể điều trị suy tim

Thuốc hạ huyết áp có thể gây suy tim, suy thận

Có nên dùng TPCN thay thuốc suy tim?

Trong điều trị bệnh cơ tim giãn và phòng ngừa suy tim, việc xác định nguyên nhân tiềm ẩn là quan trọng nhất. Hầu như tất cả các bệnh lý ở tim đều làm hỏng cơ tim và gây giãn cơ tim, phổ biến nhất là:

- Bệnh động mạch vành (CAD): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh cơ tim giãn. Bệnh thường gây ra các cơn nhồi máu cơ tim và khiến cơ tim bị tổn thương.

- Viêm cơ tim: Bệnh có thể gây sẹo và xơ hóa cơ tim, thường gây ra bởi nhiễm trùng, bệnh miễn dịch hoặc chất độc.

- Bệnh van tim: Đặc biệt là hẹp van động mạch chủ và hẹp van hai lá gây trào ngược máu, tổn hại đến cơ tim.

- Hội chứng trái tim tan vỡ (Broken heart syndrome): Đây là một dạng suy tim cấp tính liên quan đến stress nặng, thường gặp ở phụ nữ.

Chế độ dinh dưỡng cũng có thể gây ra bệnh cơ tim giãn. Chẳng hạn, sự thiếu hụt vitamin B1 cũng có thể gây bệnh cơ tim. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh giãn cơ tim là bệnh phổ biến nhất về cơ tim ở những người nghiện rượu.

Việc xác định nguyên nhân gây bệnh cơ tim giãn rất quan trọng trong việc điều trị bệnh

Các nguyên nhân khác gây bệnh cơ tim giãn bao gồm:

- Tăng huyết áp: Bệnh này có thể khiến cơ tim bị phì đại hoặc rối loạn chức năng tâm trương, cuối cùng dẫn đến bệnh cơ tim giãn.

- Bệnh lý tuyến giáp: Bệnh cường giáp hay suy giáp đều có thể dẫn đến suy tim. Bệnh cường giáp có nhiều khả năng gây bệnh cơ tim giãn, trong khi bệnh suy giáp có thể dẫn đến suy tim tâm trương.

- Sau khi sinh: Bệnh cơ tim hậu sản là kết quả của viêm cơ tim xảy ra không rõ lý do, có liên quan tới sinh nở.

- Di truyền: Bệnh cơ tim giãn có tính chất di truyền, đó là lý do tại sao một số gia đình có nhiều người bị mắc bệnh.

- Tim “làm việc” quá sức: Khi cơ tim phải làm việc cật lực trong thời gian dài, nó có thể bị giãn nở hoặc suy yếu. Nguyên nhân khiến cơ tim phải làm việc quá sức: Thiếu máu kéo dài, tim đập nhanh, bệnh cường giáp mạn tính, hẹp van tim…

Đôi khi không thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh cơ tim giãn. Trong các trường hợp này, các bác sỹ sẽ xếp loại là bệnh cơ tim giãn vô căn.

Kim Chi H+ (Theo Heartdisease)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch