Tăng huyết áp có thể khiến bệnh nhân bị đột quỵ và tử vong
Cấp cứu một đại biểu quốc tế bị tăng huyết áp
TPCN Nattospes có tương tác với thuốc điều trị tăng huyết áp không?
Tăng huyết áp vì mất ngủ
25,1% người trưởng thành mắc bệnh tăng huyết áp
Thông tin từ Đại học Y tế Công cộng cho biết, nước ta đang có khoảng 12,5 triệu người (chủ yếu trong độ tuổi từ 25 đến 64) mắc bệnh tăng huyết áp, chiếm khoảng 25,1% số người trưởng thành của Việt Nam.
Không dừng lại ở đây, bệnh tăng huyết áp còn đang có chiều hướng tăng mạnh. “Tăng huyết áp gia tăng khiến các căn bệnh liên quan cũng tăng. Trước đây ở Viện Tim mạch Quốc gia, rất hãn hữu chúng tôi mới gặp một bệnh nhân bị lóc tách thành động mạch chủ, nhưng hiện nay thường xuyên gặp chứng bệnh này. Đây là chứng bệnh khó và tỷ lệ tử vong rất cao”, GS.TS Nguyễn Lân Việt - Giám đốc Ban quản lý Dự án Phòng chống tăng huyết áp, cho biết.
GS.TS Nguyễn Lân Việt - Giám đốc Ban quản lý Dự án Phòng chống tăng huyết áp trả lời phỏng vấn (Ảnh: Tiểu Bắc)
Mặc dù tăng huyết áp là một căn bệnh nguy hiểm với số lượng người mắc rất lớn nhưng nó vẫn chưa được xếp vào là một trong những bệnh mạn tính nguy hiểm, tạo nhiều khó khăn trong việc khám sàng lọc và quản lý những bệnh nhân này. Trong khi đó, khám sàng lọc và quản lý bệnh nhân tại tuyến cơ sở là chìa khoá để giảm thiểu tác hại của tăng huyết áp đối với người dân và cộng đồng.
Ông Trương Quang Vinh - Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang, cho biết: “Chi phí chăm sóc cho bệnh nhân bị tăng huyết áp tại trạm y tế xã là 96.000 đồng/người bệnh/tháng. Bảo hiểm xã hội chỉ chi trả tối thiểu 10% kinh phí và tối đa không quá 20%”. Hiện tại, chi phí chăm sóc cho người bệnh tăng huyết áp tại địa phương đang nằm ngoài chi phí giao cho trạm y tế xã.
Chi phí này nhân lên với 12,5 triệu người đang mắc bệnh tăng huyết áp, thực sự là một nguồn chi không nhỏ, ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh tại địa phương.
Để giải quyết tình trạng này, Ban quản lý Dự án Phòng chống tăng huyết áp đã đề xuất Bộ Y tế cho phép bệnh tăng huyết áp là một trong những bệnh mạn tính nguy hiểm và triển khai cấp phát thuốc miễn phí trên toàn hệ thống y tế.
Bình luận của bạn