- Chuyên đề:
- Suy tim
Trái tim bị suy không còn khả năng bơm đủ máu đi nuôi cơ thể
Nhồi máu cơ tim: Triệu chứng và chẩn đoán
Ngừa suy tim trở nặng, cách nào?
Dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tim trở nặng
Ăn gì để phòng bệnh suy tim?
Tim là bộ phận quan trọng của cơ thể, đảm nhiệm chức năng co bóp để bơm máu giàu oxy và dưỡng chất đi nuôi từng tế bào của các cơ quan trong cơ thể. Chỉ khi các cơ quan được nuôi dưỡng đúng cách, cơ thể mới hoạt động được bình thường.
Khi bị suy tim, các cơ quan trong cơ thể sẽ không được cung cấp đủ máu và đó là lý do khiến người bệnh mệt mỏi, khó thở và đau tức ngực. Các hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang … đều trở nên rất khó khăn.
Suy tim là một tình trạng nghiêm trọng và cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào chữa khỏi. Tuy nhiên, nhiều người bị suy tâm vẫn có một cuộc sống “chất lượng” bởi họ tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống theo hướng dẫn của bác sỹ.
Cơ chế hoạt động của trái tim khỏe mạnh
Trái tim của người trưởng thành khỏe mạnh to bằng nắm tay trái của người đó, nó được cấu tạo từ các khối cơ rỗng và bơm máu liên tục ra hệ tuần hoàn. Tim có bốn ngăn, hai ngăn bên trên được gọi là tâm nhĩ (trái và phải), hai ngăn bên dưới được gọi là tâm thất (trái và phải).
Tâm nhĩ phải nhận máu nghèo oxy có màu đỏ sẫm từ tĩnh mạch chủ và đổ lượng máu này về tâm thất phải, sau đó máu được đưa lên phổi để trao đổi oxy tạo thành máu có màu đỏ tươi. Lượng máu giàu oxy này được đưa tâm nhĩ trái sau đó xuống tâm thất trái, từ đây máu theo động mạch chủ để đi nuôi cơ thể. Giữa các buồng tim có các van tim đóng và mở nhịp nhàng mỗi khi tim co bóp để đảm bảo máu không trào ngược trở lại tim.
Suy tim là một hội chứng mạn tính xảy ra do cơ tim không còn khả năng bơm đủ máu và oxy để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nói một cách dễ hiểu, trái tim không thể đuổi kịp khối lượng công việc của mình và làm ảnh hưởng đến toàn bộcơ thể.
Khi có những biểu hiện suy yếu đầu tiên, trái tim sẽ tự điều chỉnh bằng cách:
- Tăng kích thước cơ tim Làm tăng thể tích của buồng tim,giúp tim co bóp mạnh mẽ hơn và có thể bơm máu nhiều hơn. Tuy nhiên, khi cơ tim giãn ra cũng là lúc cơ thể bắt đầu tích nước, đặc biệt là ứ máu tại phổi. Đây là hoạt động tự sửa lỗi nhưng dường như lại khiến cho tình trạng bệnh suy tim trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tăng khối lượng cơ tim: Tăng khối lượng cơ tim giúp tim co bóp mạnh mẽ hơn, ít nhất là trong giai đoạn đầu.
- Bơm nhanh hơn: Nhịp tim tăng lên, giúp tăng lượng máu được bơm ra khỏi tim.
Cùng lúc đó, cơ thể cũng cố gắng bù đắp lại những tổn thương ở tim bằng cách:
- Co mạch máu để làm tăng huyết áp.
- Ưu tiên đưa máu tới các mô và cơ quan quan trọng như thận, tim và não.
Tuy nhiên, đây chỉ là các phương án tạm thời để giải quyết các vấn đề ở tim chứ không đảo ngược được tình trạng suy tim. Chứngsuy tim vẫn tiếp tục xấu đi cho tới khi quá trình tự sửa chữa không còn phát huy tác dụng, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng mệt mỏi, khó thở hoặc cần phải đi khám bác sỹ.
Kim Chi H+
Bình luận của bạn