Người bệnh suy tim cần cẩn thận các biến chứng nguy hiểm

Suy tim là bệnh mạn tính phát triển dần theo thời gian

Tăng áp động mạch phổi có thể dẫn tới nguy cơ suy tim

Phụ nữ không có con, mãn kinh sớm có nguy cơ cao mắc suy tim

Một số nguyên nhân gây suy tim đặc biệt ở phụ nữ

Suy tim sung huyết: Dấu hiệu, yếu tố nguy cơ và cách kiểm soát bệnh

Tổn thương thận

Khi tim bị suy yếu, không thể bơm máu đủ để đáp ứng với nhu cầu của cơ thể, máu sẽ được tập trung chủ yếu vào các cơ quan quan trọng nhất - tim và não. Điều này khiến cho lượng máu tới các cơ quan khác, đặc biệt là thận bị giảm sút, dẫn tới nguy cơ tổn thương thận.

Suy tim cũng có thể làm giảm tốc độ bơm máu từ tim, giảm lượng máu tim bơm được trong mỗi nhịp đập. Kết quả là lượng máu chảy về tim bị dồn ngược lại vào tĩnh mạch, khiến cơ thể tích tụ chất lỏng, về lâu dài sẽ gây nên bệnh suy tim sung huyết.

Suy tim có thể dẫn tới biến chứng tổn thương thận

Bên cạnh đó, thận bị suy yếu sẽ khó loại bỏ natri và nước dư thừa, càng làm trầm trọng thêm tình trạng tích tụ chất lỏng trong cơ thể.

Thiếu máu

Thận có vai trò sản xuất hormone erythropoietin - một hormone giúp sản xuất các tế bào hồng cầu trong tủy xương. Khi người bệnh suy tim bị tổn thương thận, cơ thể bạn cũng sẽ không sản sinh đủ hormone erythropoietin, gây nên tình trạng thiếu máu. Điều này sẽ càng khiến tình trạng suy tim thêm nghiêm trọng.

Suy tim gây tổn thương thận là nguyên nhân dẫn tới bệnh thiếu máu

Tổn thương gan

Suy tim gây ra tình trạng tích tụ chất lỏng trong cơ thể, có thể ảnh hưởng tới gan. Nguyên nhân là khi máu chảy ngược vào tĩnh mạch, bụng và gan có thể bị tích nước, gây sưng, phù và dần dần sẽ hình thành sẹo dẫn đến bệnh xơ gan.

Bệnh phổi

Suy tim sung huyết có thể ảnh hưởng tới hệ hô hấp. Khi tim bị suy yếu, máu có thể dồn ngược và tích tụ trong phổi, gây ho, khó thở, thở khò khè… Tình trạng này còn được gọi là phù phổi và có thể đe dọa tới tính mạng nếu không được điều trị phù hợp.

Bệnh van tim

Với người bệnh suy tim, tim sẽ phải làm việc vất vả hơn để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu bơm máu đi nuôi cơ thể. Về lâu dài, người bệnh có thể bị phì đại cơ tim, khiến các van tim không thể hoạt động hiệu quả, gây ra các bệnh van tim nguy hiểm.

Rối loạn nhịp tim

Bệnh suy tim có thể gây ra biến chứng rối loạn nhịp tim khi buồng tim bên trái và bên phải không co bóp cùng lúc. Suy tim cũng có thể làm ảnh hưởng tới hệ thống điện tim, trì hoãn, ngăn chặn các tín hiệu điện tim kiểm soát nhịp tim bình thường.

Một số người bệnh suy tim có thể phát triển rối loạn nhịp tim nhanh, đe dọa tới tính mạng nếu không được khắc phục kịp thời.

Tốt hơn hết, nếu thấy các dấu hiệu suy tim như mệt mỏi, khó thở, sưng phù tay chân… hãy nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, phòng ngừa các biến chứng suy tim nguy hiểm.

Vi Bùi H+ (Theo Inhealth)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang giúp giảm khó thở, ho, phù... cho người bệnh suy tim, phòng ngừa các biến chứng suy tim.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch