Thực phẩm chức năng có phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tiền liệt?
Giảm ung thư tuyến tiền liệt bằng cực khoái mỗi ngày
Hai bệnh nhân đầu tiên được cấy hạt phóng xạ điều trị ung thư xuất viện
Cách phục hồi chức năng tình dục sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Dầu cá không có lợi với nam giới
Mới đây, từ kết quả nghiên cứu được tài trợ bởi Viện ung thư Quốc gia Mỹ, 4-methylumbelliferone (4-MU: Vốn được sử dụng như một loại TPCN để cải thiện sức khỏe cho gan) đã chứng tỏ khả năng ngăn chặn sự phát triển của bệnh Ung thư tuyến tiền liệt trên cá thể chuột sau 28 tuần điều trị.
Qua đó, sau khi được bổ sung 4-MU, tất cả các con chuột tham gia đã không bị di căn. Các nhà nghiên cứu lý giải rằng, 4-MU chặn sự phát triển các mạch máu mới tới khối u nhằm cắt đứt nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng và ngăn chặn sự phát triển, di căn.
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học chứng minh được vai trò của thực phẩm chức năng trong cuộc chiến chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Tháng 3/2015, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Washington (Mỹ) tuyên bố rằng các acid béo omega-3 trong dầu cá có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
Nghi ngờ công dụng của thực phẩm chức năng
Tuy nhiên, một số nhà khoa học khác lại không thực sự tin tưởng vào tác dụng của TPCN trong hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Để chứng minh lập luận này, các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư Fox Chase ở Philadelphia (Mỹ) đã thực hiện nghiên cứu trên 2.200 người đàn ông (độ tuổi trên 36) mới được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt và đã trải qua xạ trị vào khoảng giữa năm 2001 - 2012.
Qua nghiên cứu cho thấy, khoảng 10% đã từng dùng ít nhất một loại TPCN dành riêng cho nam giới trong thời gian điều trị hoặc tiếp tục dùng trong 4 năm sau đó.
Tác giả của nghiên cứu trên, TS. Nicholas Zaorsky cho hay, nhiều sản phẩm bán trên thị trường được quảng cáo là “công thức của đàn ông”, “hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt” trong chống ung thư đều không có hiệu quả cao, thậm chí còn không được thử nghiệm lâm sàng trong bất cứ một nghiên cứu nào.
Hơn 90% TPCN nói trên có chứa palmetto từ cây cọ lùn. Chiết xuất này được quảng cáo là có khả năng “thần kỳ” trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt (tuy nhiên, tới hiện tại, theo TS. Zaorsky chưa có những bằng chứng đầy đủ nào chứng minh công dụng này). Đặc biệt, trong các TPCN này còn chứa một số thành phần đôi khi được liệt kê là “khác” (Other) hoặc “enzyme bí mật” vẫn chưa xác định được.
Mặc dù các TPCN vẫn chưa được liên kết với tác dụng phụ tiêu cực nào, nhưng sau khi tính toán các yếu tố như: Thói quen tập thể dục, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc, nếp sống… thì chúng lại gây ra nhiều bất lợi. Chính vì vậy, theo các nhà nghiên cứu, tốt nhất là không nên dùng TPCN khi bị ung thư tuyến tiền liệt vì chúng không có tác dụng gì, chỉ tốn kém mà thôi.
Cần nhiều bằng chứng hơn nữa
Đối với khuyến cáo do nghiên cứu của TS. Nicholas Zaorsky đưa ra, ông Duffy MacKay - Phó chủ tịch cao cấp của Ủy ban an toàn dinh dưỡng (CRN) - hiệp hội thương mại của ngành công nghiệp TPCN Hoa Kỳ hoàn toàn không đồng ý: “Hầu hết các thành phần chính trong TPCN cho nam giới đã chứng minh mang lại những lợi ích sức khỏe đáng kể trong các thử nghiệm lâm sàng, mặc dù không nhất thiết phải thử nghiệm trực tiếp trên cơ sở ung thư tuyến tiền liệt”.
Ông Duffy MacKay cho biết thêm: "Tôi không biết cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu của TS. Zaorsky là gì. Nhưng họ đã không cung cấp các bằng chứng khoa học để hỗ trợ lập luận của họ. Hơn nữa, không có sản phẩm nào trong số sản phẩm họ lấy để nghiên cứu được quảng cáo là điều trị bệnh”.
Bên cạnh đó, còn quá nhiều điều mâu thuẫn trong nghiên cứu trên như là: Chưa nêu ra được cụ thể những bất lợi gì cho bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến khi sử dụng các TPCN liên quan; Không thể đánh đồng tác dụng sản phẩm trên mọi bệnh nhân là như nhau bởi hiệu quả sản phẩm như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố (cơ địa từng người, tình trạng bệnh tật, chế độ chăm sóc, tập luyện, phương pháp điều trị...); Chỉ thực hiện nghiên cứu trên thiểu số bệnh nhân đã qua xạ trị có sử dụng TPCN sẽ ra kết quả không chính xác và thuyết phục...
CRN đề nghị nhóm của TS. Nicholas Zaorsky phải nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa để đưa ra những khuyến cáo chính xác, tránh hoang mang cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, CRN luôn khuyến khích bệnh nhân sử dụng TPCN một cách có trách nhiệm: Phải tư vấn bác sỹ, chuyên gia trước khi bắt đầu sử dụng bất cứ một loại TPCN nào.
Bình luận của bạn