Tại sao không nên coi thường tình trạng hồi hộp, tim đập nhanh?

Hầu như ai cũng sẽ trải qua tình trạng hồi hộp, tim đập nhanh vài lần trong đời

Chỉ cách chung sống với rung nhĩ hiệu quả

Nhịp tim nhanh có sao không, liệu có cần phải đi khám?

Nhịp nhanh kịch phát trên thất là gì, có triệu chứng cảnh báo thế nào?

5 lời khuyên giúp bạn kiểm soát tốt chứng nhịp nhanh trên thất

Theo Bác sỹ Lương Lễ Hoàng từ Phòng Tư vấn Sức khỏe & Nghiên cứu Y dược & Điều trị Nội khoa, thuộc Trung tâm Oxy Cao áp TP. Hồ Chí Minh, hồi hộp là dấu hiệu chứng tỏ trái tim đang hoạt động, nhưng có phần hơi quá mức do tác động của một kích ứng dẫn truyền thần kinh. Nói cách khác, triệu chứng hồi hộp có thể xảy ra khi trái tim đang phải cố gắng hoạt động để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Tình trạng hồi hộp trong định mức bình thường, sinh lý cho thấy hệ thần kinh giao cảm của bạn vẫn còn nhạy bén. Chỉ trong trường hợp cảm giác hồi hộp kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên, làm xáo trộn cuộc sống bình thường thì bạn mới cần thực sự chú ý.

Trong chương trình tư vấn "Đừng xem hồi hộp, tim đập nhanh là chuyện nhỏ!" của Kênh thông tin tư vấn sức khỏe Alobacsi phối hợp cùng nhãn hàng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương diễn ra ngày 5/12 vừa qua, Bác sỹ Lương Lễ Hoàng đã trả lời nhiều câu hỏi có liên quan tới tình trạng hồi hộp, tim đập nhanh:

Tình trạng hồi hộp, tim đập nhanh là nỗi lo của nhiều người

Tình trạng hồi hộp khi nào được đánh giá là một vấn đề bệnh lý mà chúng ta cần phải quan tâm?

Công việc của trái tim là co bóp, tống đẩy máu tới từng “ngõ ngách” trên cơ thể, ví dụ như tới đầu ngón tay, ngón chân, đáy mắt, cầu thận… Muốn làm được điều này, trái tim cần phải co bóp với nhịp đập đều nhưng mạnh. 

Điều mọi người lo lắng nhất là trái tim đập quá nhanh nhưng lại không đủ mạnh để đẩy máu đi. Khi đó, những cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ sẽ không nhận được đủ máu và dưỡng chất. Lúc này, tình trạng hồi hộp không còn là sinh lý mà đã trở thành bệnh lý.

Hồi hộp có phải là dấu hiệu bệnh lý trong mọi trường hợp?

Có nhiều nguyên nhân gây hồi hộp, từ hồi hộp sinh lý tới bệnh lý

Không phải trong trường hợp nào hồi hộp xảy ra cũng là bệnh lý. Theo định nghĩa của y học, hồi hộp là tình trạng khi nhịp tim nhanh, bạn nghe được hai tiếng tim đập. Tiếng tim đập thứ nhất có thể mạnh tới nỗi bạn nghe được và bắt đầu cảm thấy lo lắng tại sao tim đập quá nhanh như vậy? Bạn có thể chú ý tới tình trạng hồi hộp, nhưng đừng vội khẳng định chúng là bệnh lý.

Hồi hộp có thể là một rối loạn dẫn truyền thần kinh, rối loạn chức năng mà nguyên nhân phía sau không phải bệnh tim, ví dụ như bệnh nội tiết, rối loạn thần kinh do áp lực tâm lý… Tuy nhiên, nếu không điều trị các vấn đề này, tới một giai đoạn nào đó, chúng có thể chuyển biến thành bệnh tim thực sự.

Trên thực tế, các nhà khoa học đã ghi nhận khoảng 80% trường hợp tình trạng hồi hộp ban đầu không phải do bệnh tim. Tuy nhiên, có những người dễ biến từ hồi hộp sinh lý sang hồi hộp bệnh lý và sau đó thực sự bị bệnh tim. Do đó, trong giai đoạn chuyển tiếp này, đôi khi chúng ta cần can thiệp để giữ tình trạng hồi hộp chỉ dừng ở mức sinh lý chứ không chuyển thành bệnh lý.


Bị hồi hộp, tim đập nhanh khi nào cần lo lắng?

Nhìn chung, mức độ lo lắng sẽ thay đổi tùy theo mỗi người. Nếu không bị hụt hơi, khó thở, mệt mỏi hay đau nhói ngực khi vận động gắng sức, chưa thấy bàn chân sưng phù vào buổi chiều tối… thì bạn chưa cần quá lo về bệnh tim.

Tuy nhiên, riêng với trường hợp hồi hộp, bạn nên bắt đầu chú ý nếu nhận thấy tình trạng này làm giảm chất lượng cuộc sống. Ví dụ, nếu hồi hộp khiến bạn ngủ không ngon, đau đầu, đãng trí… thì nên đi khám ngay. Với những phương tiện kỹ thuật hiện nay, việc chẩn đoán xem tình trạng hồi hộp là do bệnh tim hay do rối loạn chức năng rất dễ dàng.

Thêm vào đó, với kỹ thuật siêu âm ngày càng hiện đại, nhiều người thường lo lắng rằng mình đã bị bệnh tim khi nhận được các chẩn đoán như hở van 2 lá 1/4, hay thậm chí hở 1/5. Tuy nhiên, trong trường hợp này, tình trạng hồi hộp không liên quan gì tới việc hở van 2 lá. Ở mức độ này, hở van 2 lá được coi là bình thường, không có vấn đề gì.

Hở van 2 lá 1/4 vẫn được coi là bình thường, chưa cần quá lo lắng

Khi đã được chẩn đoán không mắc bệnh tim, người bệnh cần phải nhìn nhận vấn đề dưới khía cạnh rối loạn chức năng. Rối loạn chức năng thường có nguyên nhân nằm sau đó, ví dụ như rối loạn nội tiết tố (phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt, nam giới trong thời kỳ mãn dục nam), bệnh tuyến giáp, đái tháo đường hay stress, áp lực tâm lý…

Trong trường hợp này, bác sỹ có thể cho người bệnh sử dụng thêm một số loại thảo dược, hoạt chất sinh học để điều hòa thần kinh giao cảm, làm sao cho nhịp tim chậm lại, đều đặn hơn.

Trên thực tế, có nhiều người bị trục trặc với nhịp tim đã đi khám, lo là mình mắc bệnh tim. Tuy nhiên, sau khi được giải thích, chưa cần tới việc điều trị bằng các loại thuốc hay phẫu thuật, họ cũng đã có thể quay trở lại cuộc sống bình thường.

Nếu không phải do bệnh tim, có những nguyên nhân nào gây hồi hộp, nhịp tim nhanh?

Khi đã nói đến hồi hộp nghĩa là nhịp tim nhanh, tiếng tim đập mạnh. Trên thực tế, nhịp tim nhanh là dấu hiệu cho thấy trái tim đang cố gắng để đẩy máu đi, chứ không phải do trái tim không có đủ sức để đẩy máu.

Phía sau tình trạng này sẽ là những yếu tố kích thích thần kinh tim hoạt động mạnh hơn, ví dụ như có phản ứng nào đó khiến cơ thể nghĩ rằng trong tình huống này tim phải đập nhanh hơn mới tốt. Kết quả là nhịp tim sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, nhịp tim có một khoảng tăng - giảm rất rộng, giao động từ 60 - 150 nhịp/phút vẫn được coi là trong định mức bình thường. Có những trường hợp mà người bệnh đo huyết áp thấy tốt, nhưng nhịp tim tăng lên đôi chút, khoảng 110 nhịp/phút đã thấy lo lắng. Trên thực tế, khi đo huyết áp mà bạn cảm thấy lo lắng thì nhịp tim cũng sẽ tăng lên.

Do đó, đừng chỉ dựa vào nhịp tim nhanh mà cho rằng mình đã bị bệnh. Bạn cần xem nguyên nhân phía sau đó là gì để có hướng xử trí cho hợp lý.

Nhóm đối tượng dưới đây có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất sinh học để điều chỉnh nhịp tim khi bị hồi hộp, tim đập nhanh: Phụ nữ còn trẻ nhưng huyết áp quá thấp, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chức năng tuyến giáp (thường là cường giáp). Người không bị béo phì nhưng hay thấy nóng, bứt rứt, dễ đổ mồ hôi, ăn nhiều nhưng không béo… cũng nên coi chừng vì có thể bạn bị nhịp tim nhanh do rối loạn chức năng tuyến giáp.

Vi Bùi H+ (Ghi)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện