- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Ngứa ngáy khiến người bệnh gãi nhiều, thậm chí gây đau, xước da và nhiễm trùng
5 biện pháp tự nhiên giúp mẹ kiểm soát đái tháo đường thai kỳ
Mẹ bầu cần biết gì về đái tháo đường thai kỳ?
Bị bệnh võng mạc đái tháo đường phải làm gì để không bị mờ mắt?
10 lời khuyên giúp người bệnh đái tháo đường tập thể thao an toàn
Ngứa da ở người bệnh đái tháo đường
Theo thống kê của các chuyên gia, cứ 3 người mắc bệnh đái tháo đường lại có 1 người mắc biến chứng ngứa da. Cụ thể, người bị đái tháo đường thường hay bị khô da do lưu thông máu kém. Những tình trạng này đều có thể gây ngứa da. Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường thường hay cảm thấy ngứa ở bắp chân, bàn chân.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường (Mỹ), lượng đường huyết tăng cao ở người bệnh đái tháo đường cũng làm tăng cao nguy cơ nhiễm trùng da. Nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng chủ yếu là do nấm, nấm men, vi khuẩn. Đây cũng là một nguyên nhân khiến người bệnh hay cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
Người bị đái tháo đường thường hay bị ngứa ngáy, tê bì bàn chân
Ngứa da do tổn thương thần kinh
Khi bị đái tháo đường, hệ thần kinh của bạn cũng bị ảnh hưởng, làm thay đổi cách cơ thể cảm nhận mọi vật xung quanh. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên trang Medical News Today, trong số 7.200 người mắc bệnh đái tháo đường, có tới 11,3% cho biết họ bị ngứa da, khó chịu. Các nhà khoa học cho rằng, tình trạng ngứa da là do lượng cytokine - chất gây viêm, tăng cao trong cơ thể, ảnh hưởng tới hệ thần kinh.
Ngứa ngáy ở bộ phận sinh dục
Ngoài ngứa da thông thường, nhiều người bệnh đái tháo đường cũng hay bị nhiễm trùng, nhiễm nấm tại các cơ quan sinh dục. Nguyên nhân của tình trạng này cũng là do nồng độ đường cao trong máu và nước tiểu, tạo điều kiện lý tưởng để nấm, vi khuẩn phát triển.
Một vài nguyên nhân khác gây ngứa ngáy vùng kín bao gồm: Chấy rận, ghẻ, mụn rộp, kích ứng da… Những nguyên nhân này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở người bệnh đái tháo đường.
Làm sao để giảm cảm giác ngứa ngáy?
Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể giảm cảm giác ngứa ngáy bằng cách hạ và ổn định đường huyết. Để làm được điều này, bạn sẽ cần điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, giúp chống viêm và giảm ngứa da.
Để khắc phục tình trạng khô da, người bệnh đái tháo đường nên dùng xà phòng dịu nhẹ, sử dụng dem dưỡng ẩm để dưỡng da sau khi tắm.
Bị ngứa da có cần tới gặp bác sỹ?
Nếu tình trạng ngứa ngáy kéo dài hơn 1 tuần, hoặc bạn vẫn bị ngứa dù đã ổn định đường huyết, hãy thông báo ngay với bác sỹ. Trong trường hợp bị nấm, phát ban… người bệnh đái tháo đường cũng nên đi khám để được tư vấn điều trị phù hợp.
Vi Bùi H+ (Theo Diabetes Self-management)
Bình luận của bạn