10 lời khuyên giúp người bệnh đái tháo đường tập thể thao an toàn

Tập thể dục giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết

7 lầm tưởng về bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng tới sức khỏe

7 dấu hiệu cảnh báo bạn bị kháng insulin

Những bài tập tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Tiêm insulin tác dụng nhanh giúp phòng ngừa biến chứng đái tháo đường

Kiểm tra đường huyết trước khi tập thể dục

Nếu lượng đường huyết của bạn quá thấp, hãy bổ sung khoảng 15gr carbohydrate dễ tiêu (như táo, cam, bánh mì…) và chờ khoảng 15 phút rồi kiểm tra lại đường huyết. Bạn chỉ nên bắt đầu tập luyện khi đường huyết ở mức ổn định. Nếu lượng đường huyết quá cao, hãy bổ sung các thực phẩm giàu protein khoảng 1 giờ trước khi bắt đầu vận động.

Lắng nghe cơ thể của bạn

Nhiều bệnh nhân đái tháo đường phải dùng thuốc để hạ đường huyết, do đó họ sẽ dễ bị hạ đường huyết đột ngột khi tập thể dục. Nếu cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt khi tập luyện, hãy tạm nghỉ và ăn nhẹ, uống nước lọc/nước trái cây để lấy lại sức.

Chú ý uống nước, ăn nhẹ để không bị hạ đường huyết khi tập thể thao

Nạp năng lượng ngay sau khi tập luyện

Việc nạp năng lượng ngay sau khi tập luyện sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết đột ngột. Các chuyên gia chỉ ra rằng, người bệnh đái tháo đường nên bổ sung từ 15 - 30gr carbohydrate trong vòng 30 phút sau khi tập thể thao. Những thực phẩm bạn nên ăn bao gồm: Táo, sữa, các loại đậu, cá, sữa chua Hy Lạp hoặc trứng luộc.

Uống thật nhiều nước

Người bệnh đái tháo đường cần chú ý uống đủ nước trong ngày. Uống nhiều nước giúp làm loãng máu, tăng cường thải độc qua thận. Tốt hơn hết, bạn nên uống 1 - 2 cốc nước trước khi tập thể dục và uống 1/3 cốc nước sau mỗi 15 phút tập luyện.

Tránh ngồi lâu một chỗ

Người bị đái tháo đường không nên ngồi lâu một chỗ

Theo một nghiên cứu từ Đại học Leicester (Anh), giảm được 90 phút ngồi yên một chỗ có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh đái tháo đường, giảm nguy cơ biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh… Nếu phải làm việc tại văn phòng, làm việc với máy tính… hãy cố đứng lên đi lại, nghỉ ngơi 10 phút sau mỗi 1 giờ làm việc.

Chia nhỏ thời gian tập luyện

Thay vì thực hiện cả một buổi tập dài, hãy chia nhỏ thời gian tập luyện thành nhiều bài tập nhỏ. Theo các nhà khoa học Canada, những người bệnh đái tháo đường tham gia tập luyện cường độ cao, nhưng chia thành 3 lần/ngày, mỗi lần 10 phút có thể hạ đường huyết đáng kể sau 3 tháng tập luyện.

Tranh thủ vận động trong ngày

Nếu không có nhiều thời gian tập thể dục, người bệnh đái tháo đường nên tranh thủ đi dạo trong giờ nghỉ trưa, sau các bữa ăn hoặc đi thang bộ thay vì thang máy. Tốt hơn hết, bạn nên vận động 1 phút - nghỉ 1 phút. Lặp lại quá trình này khoảng 6 lần.

Chọn giày tập thể thao phù hợp

Biến chứng thần kinh ngoại biên là một biến chứng đái tháo đường nguy hiểm. Tình trạng này làm giảm lưu lượng máu xuống chân, khiến chân mất cảm giác và có thể bị chấn thương khi tập thể dục. Tốt hơn hết, bạn nên chọn giày tập thể thao phù hợp để bảo vệ đôi bàn chân.

Nâng tạ

Ngoài các bài tập rèn luyện sức bền, người bệnh đái tháo đường type 2 cũng có thể tập nâng tạ để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Nâng tạ giúp thúc đẩy sự trao đổi chất, giúp đốt cháy calorie dư thừa và tăng khả năng dự trữ đường trong các cơ bắp, giúp bạn ổn định đường huyết tự nhiên.

Luôn mang theo các giấy tờ, thông tin cần thiết

Để phòng trường hợp hạ đường huyết đột ngột khi tập thể thao, hãy mang theo các giấy tờ, thông tin cần thiết để mọi người xung quanh có thể giúp đỡ bạn. Bạn cũng nên ghi chú lại lượng insulin mình thường sử dụng (nếu có) và hướng dẫn sơ cứu trong trường hợp bị hạ đường huyết.

Vi Bùi H+ (Theo Livestrong)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết