Tại sao tăng huyết áp ở người trẻ thường dễ bị bỏ qua?

Người trẻ thường bỏ qua bệnh tăng huyết áp do quan niệm đây là “bệnh của người già”

Đặt stent rồi có tránh được nhồi máu cơ tim không?

Mới được chẩn đoán hở van tim nhẹ, có cần thay van không?

Đau thắt ngực nhẹ có nguy hiểm không?

Khó thở, mệt mỏi kéo dài liệu có phải đã bị suy tim không?

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí y khoa quốc tế JAMA Network Open, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu khảo sát sức khỏedinh dưỡng từ 3.129 người Mỹ lớn tuổi, có huyết áp cao không kiểm soát được. Họ phát hiện ra rằng hơn một nửa số người tham gia nghiên cứu thậm chí không biết rằng họ bị tăng huyết áp. Trong số những người biết mình bị tăng huyết áp, gần 71% đã dùng thuốc điều trị nhưng vẫn không kiểm soát được chỉ số huyết áp.

Điều đặc biệt cần chú ý là trong số những người trẻ tuổi (từ 18 - 44 tuổi) bị tăng huyết áp, gần 69% phụ nữ và 68% nam giới không biết mình mắc bệnh. Hơn 76% những người mắc bệnh không kiểm soát được huyết áp cũng có xu hướng không chủ động đi khám và điều trị.

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng cảnh báo rõ rệt, do đó nhiều người không biết mình mắc bệnh

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng cảnh báo rõ rệt, do đó nhiều người không biết mình mắc bệnh

Các nhà khoa học nhấn mạnh các bệnh tim mạch như đau tim, tăng huyết áp đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi. Do đó, việc nhận thức được về căn bệnh này và chủ động tìm phương hướng điều trị rất quan trọng.

Tăng huyết áp là gì?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ), huyết áp là chỉ số đo lực của máu tác động lên thành động mạch trong khi lưu thông, đưa máu từ tim đến các vùng khác trong cơ thể.

Chỉ số huyết áp gồm 2 phần, huyết áp tâm thu (chỉ số ở trên) và huyết áp tâm trương (chỉ số ở dưới). Theo đó, huyết áp tâm thu đo lực tác động lên động mạch khi tim đập, trong khi huyết áp tâm trương là lực còn lại trong động mạch khi tim nghỉ giữa các nhịp đập.

Chỉ số huyết áp bình thường là dưới 120/80mmHg. Trong khi đó, tăng huyết áp được xác định khi chỉ số của bạn từ 130/80mmHg trở lên.

Tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Tăng huyết áp có liên quan đến một loạt các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Theo đó, nếu không được kiểm soát tốt, tăng huyết áp có thể dẫn tới nhiều bệnh tim mạch (như đột quỵ), đái tháo đường, rối loạn chức năng thận và thậm chí cả sa sút trí tuệ.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng duy trì được sức khỏe tim mạch tốt (bao gồm cả ổn định được huyết áp) rất quan trọng trong việc ngăn ngừa nguy cơ suy tim về lâu dài. Bị tăng huyết áp càng sớm và càng không nhanh chóng tiếp cận với điều trị, chất lượng sống và nguy cơ tử vong của một người sẽ càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Tại sao nhiều người trẻ tuổi cũng có thể mắc bệnh tăng huyết áp?

 

Theo BS. Saurabh Rajpal từ Trung tâm Y tế Wexner, Đại học Bang Ohio (Mỹ): “Tăng huyết áp ở người trẻ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Có những yếu tố nguy cơ thường gặp như hút thuốc lá, béo phì, tiền sử gia đình và uống quá nhiều rượu bia. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân hiếm gặp hơn như do mắc bệnh thận, do dị tật tim bẩm sinh như hẹp eo động mạch chủ”.

Đặc biệt, ở người trẻ tuổi, các yếu tố như thừa cân, béo phì, chế độ ăn uống kém lành mạnh và lối sống ít vận động là những yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp. “Chưa kể, những người trẻ tuổi cũng thường ít tiếp cận với hệ thống y tế. Điều này khiến họ ít có cơ hội được chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, căn bệnh vốn được coi là một “sát thủ” thầm lặng”, BS. Saurabh Rajpal chia sẻ.

Tại sao nhiều người trẻ tuổi không biết mình bị tăng huyết áp?

Một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều người bị tăng huyết áp nhưng không biết mình mắc bệnh là bởi bệnh không có triệu chứng cảnh báo rõ rệt. Nếu không chủ động đi khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra huyết áp, người bệnh sẽ khó có thể được chẩn đoán tăng huyết áp. Chưa kể, vẫn tồn tại thực trạng nhiều nhân viên y tế có xu hướng ngần ngại đưa ra chẩn đoán một người trẻ tuổi bị tăng huyết áp chỉ dựa trên một kết quả đo duy nhất.

Xét tới việc những người trẻ tuổi thường khá bận rộn trong công việc và cuộc sống, việc thuyết phục họ quay trở lại phòng khám để kiểm tra huyết áp lần nữa có thể coi là một thách thức thực sự. 

Dù vậy, với việc các thiết bị thông minh (như đồng hồ thông minh với tính năng đo huyết áp) đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người trẻ sử dụng, các chuyên gia hy vọng người trẻ có thể cảnh giác hơn với chỉ số huyết áp của mình. Hãy chủ động đi khám sức khoẻ nếu bạn thấy chỉ số huyết áp của mình thường xuyên ở ngưỡng cao, quá 130/80 mmHg. 

Người trẻ bị tăng huyết áp, người có nguy cơ cao về tim mạch có thể tham khảo sử dụng sản phẩm hỗ trợ có thành phần thảo dược đã được nghiên cứu để giúp giãn mạch, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu qua tim, từ đó giúp ổn định huyết áp, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn, cải thiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực và phòng biến chứng dày thất trái, suy tim trái, đột quỵ do bệnh tăng huyết áp gây ra.

Vi Bùi (Theo Yahoo)

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

TPBVSK ÍCH TÂM KHANG hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp; Giảm cholesterol máu, nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch cho người bệnh tim mạch (tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành, suy tim…).

TPBVSK Ích Tâm Khang đã được nghiên cứu và được 98% người dùng đánh giá hài lòng.

Banner H+ 2025

Tiếp thị và phân phối: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.219.

Địa chỉ: Số 19A/126 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch